Thừa kế - Hình minh họa
Trong thực tế việc xảy ra tranh chấp di sản thừa kế giữa các anh chị em không phải hiếm. Trường hợp, cá nhân yêu cầu được chia thừa kế và yêu cầu hủy di chúc thừa kế đang có hiệu lực pháp luật sẽ được giải quyết thế nào. Dưới đây là 1 bản án và quan điểm cá nhân của tác giả bài viết về vấn đề trên.
Bản án 22/2018/DS-PT ngày 10/04/2018 về yêu cầu chia di sản thừa kế và hủy di chúc thừa kế trái pháp luật có nội dung như sau:
Nguyên đơn là chị Hà Thị T kiện anh Hà Thanh X và Ngô Thị K vì sự gian dối trong di chúc lập tại văn phòng công chứng của và Trương Thị T để lại toàn bộ mảnh đất dưỡng già lại cho anh X và chị K. Vì lý do trong thời gian đó bà Trương thị T bị tai biến và không còn minh mẫn. Chị Hà Thị T cho rằng khi còn sống thì bà Trương thị T nói sẽ để lại miếng đất đó cho chị Hà Thị T và 1 người con gái khác của bà. Chị yêu cầu được quản lý ½ thửa đất dó.
Thửa đất đó được UBND cấp giấy chứng nhận cho Hộ gia đình bà Trương Thị T.
Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 17/2017/DS-ST ngày 30/9/2017 của Tòa án quyết định:
- Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện chia một nửa (1/2) thửa đất công nhận bản di chúc của bà Trương Thị T lập ngày 22/12/2010 tại Văn phòng công chứng vì không có căn cứ chứng minh bà Trương thị T không minh mẫn lúc tạo di chúc; anh Hà Thanh X và chị Ngô Thị K được quyền quản lý sử dụng thửa đất.
- Chị Hà thị T đã có kháng cáo và Viện kiểm sát có kháng nghị về quyết định của Tóa án với bản án sơ thẩm.
Nhận định của Tòa án tại phiên tòa phúc thẩm
- Miếng đất trên là tài sản chung của bà Trương Thị T và chồng trong thời kỳ hôn nhân vì không có căn cứ chứng minh bà T được cha mẹ cho riêng . Vì vậy, Bà T chỉ được quyền định đoạt với ½ diện tích thửa đất.
- Di chúc được có hiệu lực với ½ thửa đất và không bị hủy vì không có căn cứ chứng minh lúc lập di chúc bà Trương Thị T không mẫn.
Từ đó tòa án phúc thẩm đã ra quyết định
Chị Hà Thị T được quản lý sử dụng 1 phần đất thửa đất do thừa kế từ ½ thửa đất của người cha và phần đất các anh chị em nhường lại phần thừa kế từ di sản của cha.
- Anh chị Hà Văn X và Ngô Thị K được quản lý ½ thửa đất di sản của bà Trương Thị T để lại theo di chúc và phần di sản từ người cha.
KẾT LUẬN: Theo quan điểm cá nhân, Căn cứ theo khoản 3 Điều 33 Luật hôn nhân gia đình việc xác định mảnh đất được cho trong thời kỳ hôn nhân của Bà Trương thì T là hoàn toàn hợp lý. Do vậy bà T có quyền quyết định với phần di sản của mình là đúng theo quy định pháp luật.
Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng
“ Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung”.
- Đối với việc tòa án quyết định không hủy bỏ việc lập di chúc của bà Trương thị T với lý do không có căn cứ chứng minh thì chưa thật thuyết phục. Bởi, trách nhiệm xác định bà Trương Thị T có hay không minh mẫn vào thời điểm lập di chúc thì ngoài trách nhiệm của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền và nghĩa vụ liên quan thì tòa án có trách nhiệm xác minh đưa ra kết luận thuyết phục hơn. Bằng cách đối chất các đương sự khi lời khai mâu thuẫn (rõ ràng ở đây đã có sự mâu thuẫn về việc bà Trương thị T bị tai biến và không minh mẫn vào thười điểm lập di chúc) hoặc yêu cầu đương sự cung cấp thêm chứng là lười khai nhà hàng xóm, hay hồ sơ bệnh án từ bệnh viện,… Việc khẳng định không có căn cứ cho rẳng bà Trương thị T bị tai biến và công nhận 1 phần di chúc có hiệu lực của tòa án chưa thực sự thuyết phục.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 99, Điều 100 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 quy định:
Điều 99. Lấy lời khai của người làm chứng
“1. Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán tiến hành lấy lời khai của người làm chứng tại trụ sở Tòa án hoặc ngoài trụ sở Tòa án….”
Điều 100. Đối chất
“1. Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy có mâu thuẫn trong lời khai của các đương sự, người làm chứng, Thẩm phán tiến hành đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa đương sự với người làm chứng hoặc giữa những người làm chứng với nhau….”
Cập nhật bởi hoamattroi9297 ngày 03/10/2020 05:36:48 CH