Yêu cầu đòi lại nhà và đất sao cho đúng luật?

Chủ đề   RSS   
  • #7146 28/05/2008

    phanphamthainguyen

    Sơ sinh

    Vĩnh Long, Việt Nam
    Tham gia:23/05/2008
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 45
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Yêu cầu đòi lại nhà và đất sao cho đúng luật?

    Về phần tài sản bao gồm nhà và đất đang tranh chấp thì gia đình tôi có:

    1/Chúc ngôn để lại tài sản bao gồm cả phần tài sản đang tranh chấp từ đời Ông Sơ tôi năm 1930 để lại cho Ông Cố, đến Ông Cố làm chúc ngôn 1970 để lại cho Ông Nội và bản trích lục địa bộ cấp năm 1970 ghi lại sự chuyển quyền sử dụng trên giữa đời trước căn cứ theo những chúc ngôn trước cuối cùng là do Ông Nội tôi sở hữu.

    2/Khoảng năm 1980 Ông Nội tôi cho tài sản này cho Cha tôi (không làm chúc ngôn và Ôn g Nội tôi mất năm 2002 )và Cha tôi đã thực hiện kê khai từ năm 1980 đến nay qua các chương trình đo đạc đất đai 60/CP , 299 ...và được chứng minh bằng Bản trích lục địa bộ do Sở Tài Nguyên và Môi trường cung cấp 05 /2008.

    Nguyên nhân tranh chấp: năm 1973 Ông nội tôi vì tình cảm gia đình cho Ông Chú họ ở nhờ trên nhà kho của gia đình lý do Ông Chú họ bị bệnh mất trí (từ 1943 ở BV Biên Hòa).Khi Ông Chú họ mất năm 1993 thì các con của Ông không trả nhà và đất mà còn đòi thừa kế .

    Như vậy xin hỏi LS Cha tôi phải đòi lại tài sản này như thế nào cho đúng luật : thừa hưởng hay thừa kế của Ông Nội ? Tất cả anh, chị em trong gia đình Cha tôi đều đồng ý xác nhận nhà và đất đang tranh chấp là của Ông nỘi tôi cho Cha tôi và không tranh chấp với Cha tôi?Chúng tôi có đủ cơ sở để đòi lại toàn bộ tài sản này hay không?

    (hiện vụ việc đã được giải quyết ở UBND xã nhưng không thành và UBND hướng dẫn kiện ra Tòa án giải quyết )
     
    9709 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #7147   30/05/2008

    LS_NguyenThanhDam
    LS_NguyenThanhDam

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2008
    Tổng số bài viết (119)
    Số điểm: 622
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 9 lần


    Chào bạn!

    Ở đây bạn đề cập hai vấn đề, thứ nhất là phần nhà đất đang tranh chấp với các con của Ông chú họ (phần nhà kho cho ở nhờ) và thứ hai là cha bạn được hưởng thừa kế theo di chúc hay theo pháp luật đối đối với phần nhà đất này.

    1. Về phần nhà đất đang tranh chấp với các con của Ông chú khoản 1 điều 119 Luật nhà ở quy định “việc cho mượn, cho ở nhờ nhà ở thuộc sở hữu chung phải được sự đồng ý bằng văn bản của tất cả các chủ sở hữu nhà ở đó, trừ trường hợp cho mượn, cho ở nhờ phần nhà ở thuộc sở hữu riêng. Bên cho mượn nhà ở có quyền đòi lại nhà ở theo quy định của Bộ luật dân sự”.

    Như vậy ba bạn và những người con của ông Nội thương lượng với những người con của chú họ về việc đòi lại nhà cho ở nhờ. Nếu thương lượng giải quyết với nhau không được thì anh chị em ba ông có quyền làm đơn đề nghị UBND phường nơi căn nhà toạ lạc để yêu cầu người ở nhờ di chuyển đi nơi khác.

    Nếu việc hòa giải không thành thì anh chị em ba ông có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp quận, huyện nơi có căn nhà đó, yêu cầu giải quyết không cho ở nhờ nhà nữa đồng thời yêu cầu họ phải chuyển đi nơi khác để trả lại phần nhà đã cho ở nhờ nói trên.

    2. Về  được hưởng thừa kế theo di chúc hay theo pháp luật đối đối với phần nhà đất này thì bạn phải xem xét nguồn gốc tài sản nhà và đất. Theo bạn nói thì Ông Cố làm chúc ngôn 1970 để lại cho Ông Nội và bản trích lục địa bộ cấp năm 1970 ghi lại sự chuyển quyền sử dụng trên giữa đời trước căn cứ theo những chúc ngôn trước cuối cùng là do Ông Nội bạn sở hữu.

    Tuy nhiên năm 1980, Ông Nội bạn cho tài sản này cho Cha bạn nhưng không làm di chúc và Ông Nội bạn mất năm 2002 thì về nguyên tắc tài sản này được chia thừa kế theo pháp luật. Theo đó di sản này được chia cho hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Như vậy cha bạn được thừa kế phần tài sản tương ứng trong hàng thừa kế thứ nhất.

    Căn cứ bản án, quyết định giải quyết tranh chấp nhà đất với các con ông chú họ các đồng thửa kế tiếp tục thực hiện thủ tục phân chia di sản.

    Tuy nhiên theo bạn thì tất cả anh, chị em trong gia đình đều đồng ý cho cha bạn thì các người trong hàng thừa kế nên thoả thuận phân chia di sản tại Cơ quan có thẩm quyền. Những người được thừa kế làm thủ tục từ chối nhận di sản và đồng ý cho Cha bạn. Sau thời gian giải quyết theo luật định, theo yêu cầu của các đồng thừa kế tài sản sẽ đứng tên cha bạn.

    Trân trọng!

    Luật sư  Nguyễn thanh Đạm

    Luật sư Nguyễn Thanh Đạm

    Địa chỉ: 235 Võ Thị Sáu, P.7, Q.3, TP. Hồ Chí Minh.

    Điện thoại : 0989 350 262

     
    Báo quản trị |  
  • #7160   16/06/2008

    phanphamthainguyen
    phanphamthainguyen

    Sơ sinh

    Vĩnh Long, Việt Nam
    Tham gia:23/05/2008
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 45
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Việc căn cứ vào chứng cứ giả để xét xử có thể truy tố không ? Xin hỏi có thể tố cáo ở đâu ?

    Xin hỏi luật sư:

    Chúng tôi đã kiện vụ án trên ra Tòa án để xét xử, tuy nhiên HĐXX phiên sơ thẩm lại dựa vào 01 bản di chúc giả lập năm 1939, tờ trình của UBND xã năm 2005 để có ghi nội dung trong bảng di chúc giả do bị đơn cung cấp, lời khai của 2 người con của người có ghi tên hưởng lợi từ nội dung phần di chúc giả 1939  để làm cơ sở tuyên án sơ thẩm bác đơn khởi kiện của nguyên đơn .

    Về bảng di chúc giả này là bảng photo từ bảng đánh máy không có chữ ký chủa người lập di chúc , không có chữ ký người làm chứng , không có chính quyền xác nhận, chưa kể ngày tháng năm  lập di chúc còn bỏ trống ....

    Trong khi chúng tôi có đầy đủ di chúc thật còn thấy rõ dấu và chữ ký xác nhận hẳn hoi, trích lục địa bộ trước năm 1975 và năm 2008 xác định phần tài sản bao gồm nhà và phần đất xung quanh đang tranh chấp nằm trong thửa đất gia đình tôi đã sở hữu trước năm 1975 và kê khai đầy đủ các chương trình về đất từ năm 1980 đến nay, không những vậy còn có biên lai thu thuế sử dụng phần đất nêu tr6en từ năm 1975 đến nay...

    Như vậy xin được luật sư tư vấn chúng tôi phải kháng cáo như thế nào? Chúng tôi có quyền tố cáo việc sử dụng tài liệu giả của bị đơn và HĐXX sơ thẩm để tuyên án gây thiệt hại tài sản cho gia đình tôi không ( tài sản tranh chấp được định giá khoảng 100 triệu )?

    Nếu muốn tố cáo để truy cứu trách nhiệm các cá nhân đã làm sai luật : dùng chứng cứ giả để chiếm đoạt tài sản người khác chúng tôi phải nộp đơn ở đâu?
    Xin cảm ơn, rất mong được hồi âm sớm!

     
    Báo quản trị |  
  • #7161   16/06/2008

    LS_NguyenThanhDam
    LS_NguyenThanhDam

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2008
    Tổng số bài viết (119)
    Số điểm: 622
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 9 lần


    Nội dung của bản án được tuyên dựa trên chứng cứ và chứng minh chứng cứ. Theo quy định của pháp luật thì chứng cứ là những gì có thật được đương sự và cá nhân, cơ quan, tổ chức khác giao nộp cho Toà án hoặc do Toà án thu thập được theo trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật mà Toà án dùng làm căn cứ để xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp hay không cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự.

    Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây: Các tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, Các vật chứng, Lời khai của đương sự; Lời khai của người làm chứng; Kết luận giám định; Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ; Tập quán; Kết quả định giá tài sản; Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.

    Trường hợp của Ông thì Ông cho rằng HĐXX phiên sơ thẩm không khách quan, dựa vào chứng cứ là 01 bản di chúc giả lập năm 1939, tờ trình của UBND xã năm 2005 để có ghi nội dung trong bảng di chúc giả do bị đơn cung cấp, lời khai của 2 người con của người có ghi tên hưởng lợi từ nội dung phần di chúc giả 1939 để làm cơ sở tuyên án sơ thẩm bác đơn khởi kiện của nguyên đơn.

    Ông có quyền làm đơn kháng cáo bản án của Toà án cấp sơ thẩm để yêu cầu Toà án cấp trên trực tiếp giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm. Đơn kháng cáo gồm các nội dung chính sau đây: Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo, tên, địa chỉ của người kháng cáo, kháng cáo phần nào của bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật, lý do của việc kháng cáo và yêu cầu của người kháng cáo, chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo.

    Đơn kháng cáo phải được gửi cho Toà án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo. Kèm theo đơn kháng cáo là tài liệu, chứng cứ bổ sung, nếu có để chứng minh cho kháng cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp (di chúc thật có dấu và chữ ký xác nhận, trích lục địa bộ trước năm 1975 và năm 2008 xác định phần tài sản bao gồm nhà và phần đất xung quanh đang tranh chấp nằm trong thửa đất của gia đình ông từ trước năm 1975, kê khai các chương trình về đất từ năm 1980 đến nay, biên lai thu thuế sử dụng phần đất này từ năm 1975 đến nay…).

    Cũng xin lưu ý với Ông rằng thời hạn kháng cáo đối với bản án của Toà án cấp sơ thẩm là mười lăm ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự không có mặt tại phiên toà thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết.

    Ông có quyền tố cáo trong trường hợp việc giả mạo chứng cứ có dấu hiệu tội phạm. Pháp luật quy định: Trong trường hợp chứng cứ bị tố cáo là giả mạo thì người đưa ra chứng cứ đó có quyền rút lại; nếu không rút lại, người tố cáo có quyền yêu cầu Toà án trưng cầu giám định. Trường hợp việc giả mạo chứng cứ có dấu hiệu tội phạm thì Toà án chuyển cho Cơ quan điều tra hình sự có thẩm quyền. Người đưa ra chứng cứ giả mạo phải bồi thường thiệt hại nếu việc giả mạo chứng cứ đó gây thiệt hại cho người khác.

    Trân trọng chào Ông!

     

    Luật sư Nguyễn Thanh Đạm

    Địa chỉ: 235 Võ Thị Sáu, P.7, Q.3, TP. Hồ Chí Minh.

    Điện thoại : 0989 350 262

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư Nguyễn Thanh Đạm

Địa chỉ: 235 Võ Thị Sáu, P.7, Q.3, TP. Hồ Chí Minh.

Điện thoại : 0989 350 262