Yêu cầu an toàn đối với xe đạp hai bánh cho trẻ em

Chủ đề   RSS   
  • #613329 27/06/2024

    lamtuyet9366
    Top 500
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:04/05/2024
    Tổng số bài viết (265)
    Số điểm: 3374
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 142 lần


    Yêu cầu an toàn đối với xe đạp hai bánh cho trẻ em

    TCVN 4955:2007 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 22 Phương tiện giao thông đường bộ biên soạn và Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. Tiêu chuẩn quy định yêu cầu an toàn đối với xe đạp hai bánh cho trẻ em.

    TCVN 4955:2007 quy định yêu cầu an toàn, đặc tính kỹ thuật và phương pháp thử trong thiết kế, lắp ráp và thử nghiệm đối với xe và các bộ phận của xe đạp hai bánh cho trẻ em từ bốn đến tám tuổi (sau đây gọi tắt là xe). Tiêu chuẩn cũng đề ra các nguyên tắc hướng dẫn sử dụng và bảo quản xe.

    Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các xe đạp chuyên dùng được dành cho trò chơi mạo hiểm (ví dụ, các xe đạp BMX).

     

    (1) Yêu cầu đối với phanh

    Theo mục 3,2 của TCVN 4955:2007, yêu cầu đối với cơ cấu phanh như sau:

    - Đối với hệ thống phanh:

     Xe đạp có chiều cao yên lớn nhất lớn hơn và bằng 560 mm

    + Xe đạp có chiều cao yên lớn nhất lớn hơn và bằng 560 mm, dù xe được lắp hay không được lắp bộ truyền động cố định, phải được trang bị hai hệ thống phanh độc lập, một hệ thống tác động lên bánh xe trước và một hệ thống tác động lên bánh xe sau.

    + Quyết định lựa chọn hệ thống phanh sau được điều khiển bằng tay hay bằng chân của người đi xe được căn cứ vào luật (hoặc thị hiếu) của nước nhập khẩu xe đạp.

     Xe đạp có chiều cao yên lớn nhất nhỏ hơn 560 mm

    + Xe đạp có chiều cao yên lớn nhất nhỏ hơn 560 mm, dù xe được lắp hay không được lắp bộ truyền động cố định, phải được trang bị tối thiểu là một hệ thống phanh. Hệ thống phanh phải tác động lên bánh xe trước hoặc bánh xe sau.

    + Khi xe chỉ được trang bị một hệ thống phanh thì quyết định lựa chọn hệ thống phanh tác động lên bánh xe trước hoặc bánh xe sau được căn cứ vào luật (hoặc thị hiếu) của nước nhập khẩu xe đạp.

    + Xe đạp có hai hệ thống phanh độc lập, thì một hệ thống tác động lên bánh xe trước và một hệ thống tác động lên bánh xe sau.

    + Quyết định lựa chọn hệ thống phanh sau được điều khiển bằng tay hay bằng chân của người  đi xe được căn cứ vào luật (hoặc thị hiếu) của nước nhập khẩu xe đạp.

    -  Phanh tay:

    Vị trí của tay phanh

    Tay phanh cho phanh trước và phanh sau được lắp ở hai bên tay lái tùy theo nước sử dụng xe đạp.

    Kích thước tay phanh

    + Kích thước tay nắm lớn nhất, d, được đo giữa bề mặt ngoài của tay phanh và bề mặt ngoài của tay lái, hoặc tay nắm hoặc vật phủ khác nếu có, không được vượt quá 60 mm giữa điểm A và B, và không được vượt quá 75 mm giữa điểm C và D. 

    + Phanh phải có khả năng điều chỉnh được đến vị trí làm việc có hiệu quả, tới khi má phanh đã mòn đến giới hạn cần phải thay thế như được chỉ dẫn của nhà sản xuất. Khi đã điều chỉnh đúng, má phanh không tiếp xúc với bất kỳ bề mặt nào khác ngoài bề mặt phanh đã quy định.

    (2) Yêu cầu đối với bánh xe

    Căn cứ theo TCVN 4955:2007, yêu cầu đối với bánh xe của xe đạp như sau:

    + Yêu cầu chung:

    Dung sai độ đảo trong tiêu chuẩn này biểu thị sự thay đổi cho phép lớn nhất về vị trí của vành (nghĩa là số đọc lớn nhất của đồng hồ chỉ thị) trong bộ phận bánh xe đã lắp đầy đủ sau một vòng quay xung quanh trục bánh xe khi không có dịch chuyển chiều trục.

    + Dung sai độ đảo hướng tâm:

    Độ đảo không được vượt quá 2 mm khi đo theo phương vuông góc với đường trục bánh xe tại các điểm tương ứng dọc theo vành.

    + Dung sai độ đảo chiều trục:

    Độ đảo không được vượt quá 2 mm khi đo theo phương song song với đường trục bánh xe tại các điểm tương ứng dọc theo vành.

    + Khe hở:

    Bộ phận bánh xe phải thẳng hàng để tạo ra khe hở giữa lốp và khung, càng lái, chắn bùn, đũa giữ chắn bùn không nhỏ hơn 6 mm.

    (3) Yêu cầu đối với yên xe

    Đối với yên xe, TCVN 4955:2007 đã quy định như sau:

    + Kích thước giới hạn

    Không một bộ phận nào của yên, giá yên hoặc bao phụ tùng được gắn vào yên được cao hơn mặt đỉnh yên 125 mm tại giao điểm giữa bề mặt yên và đường trục cọc yên.

    + Cọc yên:

    Cọc yên cần có dấu hiệu bền vững để chỉ rõ chiều sâu lắp tối thiểu của cọc yên trong khung. Dấu hiệu chỉ chiều sâu lắp được bố trí tại chỗ có khoảng cách tới đáy cọc yên không nhỏ hơn hai lần đường kính cọc yên.

    + Bộ phận kẹp chặt yên:

    Không cho phép có dịch chuyển của bộ phận yên so với cọc yên hoặc cọc yên so với khung khi thử theo 4.10.

    Bộ phận yên không được kẹp chặt, nhưng được thiết kế để có thể xoay được trong mặt phẳng thẳng đứng so với cọc yên theo thông số thiết kế, phải chịu được thử nghiệm nêu trong 4.10 mà không xuất hiện thêm dịch chuyển có thể nhìn thấy được.

    + Độ bền của yên:

    Vỏ yên hoặc yên được đúc bằng chất dẻo không được tách khỏi xương yên, bộ phận yên không được rạn nứt hoặc biến dạng dư khi thử theo 4.14.

    + Chắn xích:

    Xe có chiều cao yên 560 mm hoặc lớn hơn phải được trang bị một đĩa chắn xích hoặc cơ cấu che chắn khác để che mặt ngoài của nhánh xích trên và đĩa xích. Đĩa chắn xích phải có đường kính vượt ra khỏi mặt ngoài của xích khi xích được ăn khớp hoàn toàn với đĩa xích. 

    Cơ cấu che chắn khác đĩa chắn xích phải che xích ở khoảng cách ít nhất là 25mm được đo dọc theo xích trước điểm mà răng đầu tiên của đĩa xích lọt qua các má ngoài của xích.

    Xe có chiều cao yên nhỏ hơn 560mm phải được trang bị chắn xích có thể che hoàn toàn mặt ngoài và mặt bên của xích, đĩa xích và líp cũng như mặt trong của đĩa xích và các nhánh xích và đĩa xích.

    Tóm lại, trên đây là một số yêu cầu đối an toàn đối với xe đạp hai bánh cho trẻ em của TCVN 4955:2007.

     
    237 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lamtuyet9366 vì bài viết hữu ích
    admin (19/09/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận