Ý nghĩa của đối thoại tại nơi làm việc và thương lượng tập thể đối với quan hệ lao động

Chủ đề   RSS   
  • #464702 15/08/2017

    thaonguyen27
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2017
    Tổng số bài viết (356)
    Số điểm: 2676
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 69 lần


    Ý nghĩa của đối thoại tại nơi làm việc và thương lượng tập thể đối với quan hệ lao động

    Thực hiện đối thoại tại nơi làm việc và thương lượng tập thể là phương pháp tốt nhất nhằm xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong từng doanh nghiệp. Thông qua đối thoại và thương lượng tập thể sẽ giúp cho người sử dụng lao động và người lao động hiểu nhau hơn; thông cảm và chia sẻ thông tin để cùng nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp đã đề ra.

    Qua đối thoại tại nơi làm việc và thương lượng tập thể, người lao động và người sử dụng lao động thêm gần gũi, thân thiện và tin tưởng nhau hơn. Hiểu được những tâm tư, nguyện vọng của người lao động, người sử dụng lao động tìm hướng giải quyết một cách thoả đáng, kịp thời sửa chữa những thiếu sót có thể mắc phải trong khâu điều hành, quản lý doanh nghiệp, đáp ứng những đòi hỏi chính đáng của người lao động. Người sử dụng lao động truyền đạt đến người lao động những thông tin đầy đủ, giúp họ hiểu thêm về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty, về khả năng tiêu thụ sản phẩm làm ra, về tiền lương, cách tính thưởng… Và một khi người lao động thoả mãn những thông tin mà họ cần biết, họ sẽ an tâm, hăng hái lao động sản xuất, tích cực đầu tư công sức để không ngừng cải tiến sản xuất, nâng cao năng suất lao động nhằm tạo thêm thu nhập cho bản thân và tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

    Có nhiều nguyên nhân đưa đến những vụ lãn công, ngừng việc tập thể tạm thời đã từng diễn ra ở một số doanh nghiệp, mà trong đó, nguyên nhân sâu xa nhất vẫn là sự thiếu thông tin giữa các bên tham gia quan hệ lao động. Không thoả mãn về những vấn đề cần phải được biết, người lao động dễ bị những thông tin lệch lạc chi phối, dẫn đến những hành động không đúng với qui định của pháp luật về đình công, gây phương hại cho doanh nghiệp và cho cả lợi ích của bản thân họ. Không nắm được đầy đủ những yêu cầu, nguyện vọng chính đáng từ tập thể lao động, chắc chắn những nhà quản lý doanh nghiệp sẽ có nhiều thiếu sót khi đưa ra những quyết định quản lý của mình. Vì vậy, chỉ có thông qua đối thoại tại doanh nghiệp và thương lượng tập thể một cách thường xuyên, người sử dụng lao động mới có những quyết sách đúng đắn, được sự đồng thuận cao của tập thế lao động, tạo ra một động lực mạnh mẽ để người lao động làm việc một cách hăng hái, nhiệt tình vì lợi ích của họ và của cả doanh nghiệp.

    Thực hiện tốt đối thoại tại nơi làm việc, và thương lượng tập thể với người lao động, doanh nghiệp không những chấp hành tốt qui định của pháp luật lao động mà còn đem lại lợi ích thiết thực cho cả hai bên: người sử dụng lao động và người lao động trong quá trình tham gia quan hệ lao động. Chỉ có thực hiện tốt đối thoại tại nơi làm việc và thương lượng tập thể với người lao động mới thật sự xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong từng doanh nghiệp.

     
    16095 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn thaonguyen27 vì bài viết hữu ích
    myduyen1312 (03/09/2017) ntdieu (17/08/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #464902   17/08/2017

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Hầu hết những ý nghĩa này chỉ có tác dụng trên giấy mà thôi. Thực tế nó khác nhiều lắm :-O

    99% NLĐ không quan tâm đến đối thoại và nội dung đối thoại. Những người tạm gọi là "cấp cao" thì đã biết rõ những nội dung của "đối thoại tại nơi làm việc" nếu đối thoại này thực sự diễn ra, cho nên họ không cần có đối thoại này mà vẫn có đầy đủ thông tin.

    Còn những người lao động tạm gọi là "cấp thấp" thì những nội dung đối thoại khá là trừu tượng và xa vời với công việc hàng ngày của họ. Nếu bị mời đến đối thoại thì coi như họ được giải phóng vài tiếng đồng hồ khỏi phải làm việc, và họ sẽ dán mắt vào điện thoại mặc kệ ai muốn đối thoại gì thì đối.

     
    Báo quản trị |  
  • #464913   17/08/2017

    Dungtran_95
    Dungtran_95
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Đăk Nông, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2017
    Tổng số bài viết (137)
    Số điểm: 3681
    Cảm ơn: 28
    Được cảm ơn 71 lần


    Cũng tùy môi trường và văn hóa công ty thì mới có đối thoại tại nới làm việc như bài viết của chủ Top. Tuy nhiên, nếu công ty nào thực hiện được việc đối thoại tại nơi làm việc thì hiệu quả đem lại của nó sẽ rất nhiều.

     
    Báo quản trị |  
  • #465956   29/08/2017

    taigioi1995
    taigioi1995
    Top 500
    Male
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/10/2014
    Tổng số bài viết (213)
    Số điểm: 6302
    Cảm ơn: 153
    Được cảm ơn 179 lần


    Đây là một vấn đề hoàn toàn đúng và cũng là những thứ vô cùng lý tưởng. Nhưng thực tế trong một doanh nghiệp luôn một phủ phàng, nơi mọi điều lý tưởng điều không thể xảy ra, nó chỉ xãy ra ở một mức độ tương đối. Nếu mà những thứ lý tưởng này điều xãy ra những vụ đình công hay tranh chấp lao động đâu có xãy ra!

     
    Báo quản trị |  
  • #466049   29/08/2017

    thuytrang95
    thuytrang95
    Top 500
    Female


    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:15/05/2017
    Tổng số bài viết (233)
    Số điểm: 2190
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 91 lần


    Quy định là thế nhưng hiếm có khi nào việc đối thoại nơi làm việc được thực hiện một cách dầy đủ. Thực chất trong hầu hết môi trường làm việc thì người lao động luôn là bên yếu thế hơn do đó khó khi đối thoại và thương lượng được thực hiện đảm bảo cân xứng về quyền lợi cho người lao động.

     
    Báo quản trị |  
  • #466551   03/09/2017

    myduyen1312
    myduyen1312
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/11/2014
    Tổng số bài viết (177)
    Số điểm: 1315
    Cảm ơn: 184
    Được cảm ơn 38 lần


    Đồng ý với ý kiến thực hiện đối thoại tại nơi làm việc nghiêm túc sẽ đem lại lợi ích thiết thực cho cả hai bên: người sử dụng lao động và người lao động. Bởi lẽ thông qua đối thoại sẽ nhằm chia sẻ thông tin, tăng cường sự hiểu biết giữa các bên và cũng là một cách trao đổi để cân bằng lợi ích giữa các bên trong quá trình tham gia quan hệ lao động

    be positive always

     
    Báo quản trị |  
  • #466663   05/09/2017

    Quy định này rất hay, tuy nhiên, tôi thấy công đoàn và người sử dụng lao động đa phần là người "trong nhà", có mối quan hệ "làm công ăn lương" nên đâu cũng vào đấy. Người sử dụng lao động muốn gì cũng được.

    Hỗ trợ các bạn những vấn đề pháp lý qua email.

    Email: luatsutrantrongqui@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #466693   05/09/2017

    yenlinh2010
    yenlinh2010
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Thái Bình, Việt Nam
    Tham gia:12/04/2017
    Tổng số bài viết (309)
    Số điểm: 2473
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 56 lần


    Mình thiết nghĩ quy định khá là hay bảo vê được quyền lợi của người lao động. Thế nhưng về tổ chức công đoàn cơ sở một tổ chức bảo vệ quyền lợi của người lao động , nên học tập theo một số quốc gia trên thế giới là tổ chức này nên được hưởng lương từ người lao động chứ không phải nhận lương từ người sử dụng lao động thì nó sẽ tăng mức dân chủ và tính tự quyết của công đoàn.

     
    Báo quản trị |  
  • #470077   08/10/2017

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13778
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 258 lần


    Việc đối thoại tại nơi làm việc và thương lượng tập thể đối với quan hệ lao động có kết quả ra sao còn tùy thuộc vào cách thức mà người lao động và người sử dụng lao động vận dụng nó nữa. Nếu cách tiếp cận của cả hai hài hòa với nhau sẽ giúp cho họ thực sự hiểu nhau hơn và tạo sự đồng thuận cao trong công việc. Nhưng nếu cách tiếp cận vấn đề trái ngược nhau dễ khiến cho họ phát sinh mâu thuẫn bất đồng.

     
    Báo quản trị |