Ý nghĩa câu Công sinh không bằng công dưỡng? Quan hệ giữa con nuôi và gia đình được quy định thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #614683 31/07/2024

    ngphamdaitrang

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:28/05/2024
    Tổng số bài viết (41)
    Số điểm: 205
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Ý nghĩa câu Công sinh không bằng công dưỡng? Quan hệ giữa con nuôi và gia đình được quy định thế nào?

    Ý nghĩa câu "Công sinh không bằng công dưỡng? Quan hệ giữa con nuôi và gia đình nhận nuôi được pháp luật quy định như thế nào?

    Ý nghĩa của câu "Công sinh không bằng công dưỡng"?

    Người xưa có câu "Công sinh không bằng công dưỡng". Câu tục ngữ này mang ý nghĩa sâu sắc về tình cảm gia đình, đặc biệt là mối quan hệ giữa con cái và cha mẹ. Câu tục ngữ khẳng định rằng công lao nuôi dưỡng con cái khi chúng đã lớn khôn thường lớn hơn công lao sinh thành.

    Để hiểu rõ hơn câu tục ngữ, chúng ta cùng tìm hiểu công sinh và công dưỡng trong câu tục ngữ trên.

    Công sinh: Là công lao của cha mẹ khi mang nặng đẻ đau, sinh ra và nuôi nấng con cái trong những năm tháng đầu đời. Đây là một quá trình vất vả, hy sinh lớn lao của người mẹ.

    Công dưỡng: Là công lao yêu thương, chăm sóc, nuôi nấng, dưỡng dục đối với một người. Là tình yêu thương vô điều kiện mà cha mẹ dành cho con cái hoặc không phải cha, mẹ dành cho một người trong suốt quá trình trưởng thành. Đó là sự hy sinh, chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện vì tương lai của con cái.

    Tuy nhiên, có nhiều quan điểm cho rằng khó có thể phân định được công sinh thành và công dưỡng dục, vì dù là công sinh hay công dưỡng đều có một ý nghĩa quan trọng. Câu tục ngữ khẳng định công dưỡng lại lớn hơn công sinh có lẽ vì: Dù công sinh quan trọng và to lớn, nhưng quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục một người lại là một quá trình dài. Một đứa bé không được chăm sóc bằng tình yêu thương thì khó có thể hạnh phúc và trưởng thành.

    Câu tục ngữ "Công sinh không bằng công dưỡng" cũng như một lời khuyên đến những người làm ba mẹ hãy yêu thương và có trách nhiệm đối với con cái của mình, cũng như con cái nên biết ơn, quý trọng cả công sinh thành và công dưỡng dục.

    cong-sinh-thanh

    Quan hệ giữa con nuôi và gia đình nhận nuôi quy định ra sao?

    (1) Hệ quả của việc nuôi con nuôi được quy định tại Điều 24 Luật Nuôi con nuôi 2010 như sau:

    - Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

    - Theo yêu cầu của cha mẹ nuôi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc thay đổi họ, tên của con nuôi.

    Việc thay đổi họ, tên của con nuôi từ đủ 09 tuổi trở lên phải được sự đồng ý của người đó.

    - Dân tộc của con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi.

    - Trừ trường hợp giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận khác, kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ đẻ không còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi.

    (2) Theo Điều 78 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền, nghĩa vụ của cha nuôi, mẹ nuôi và con nuôi như sau:

    - Cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi có quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ, con được quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình 2014 kể từ thời điểm quan hệ nuôi con nuôi được xác lập theo quy định của Luật nuôi con nuôi.

    Trong trường hợp chấm dứt việc nuôi con nuôi theo quyết định của Tòa án thì quyền, nghĩa vụ của cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi chấm dứt kể từ ngày quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

    - Quyền, nghĩa vụ của cha đẻ, mẹ đẻ và con đã làm con nuôi của người khác được thực hiện theo quy định Luật nuôi con nuôi 2010.

    - Quyền, nghĩa vụ giữa cha đẻ, mẹ đẻ và con đẻ được khôi phục kể từ thời điểm quan hệ nuôi con nuôi chấm dứt. Trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ không còn hoặc không có đủ điều kiện để nuôi con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì Tòa án giải quyết việc chấm dứt nuôi con nuôi và chỉ định người giám hộ cho con theo quy định của Bộ luật dân sự 2015.

    Như vậy, con nuôi và gia đình nhận nuôi cũng có có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

    Tóm lại, câu tục ngữ "Công sinh không bằng công dưỡng" thể hiện công sinh thành và công dưỡng dục đều có ý nghĩa quan trọng, nhưng công dưỡng dục có thể lớn hơn công sinh thành.

    Câu tục ngữ cũng như một lời khuyên đến những người làm ba mẹ hãy yêu thương và có trách nhiệm đối với con cái của mình, cũng như con cái nên biết ơn, quý trọng cả công sinh thành và công dưỡng dục.

    Theo đó, pháp luật cũng có quy định về quan hệ giữa con nuôi và gia đình nhận nuôi được thể hiện qua quy định về hệ quả nuôi con nuôi, cũng như quyền và nghĩa vụ của cha nuôi, mẹ nuôi và con nuôi trong gia đình. 

     
    718 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận