Ý nghĩa câu ca dao "Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy" là gì?

Chủ đề   RSS   
  • #616828 26/09/2024

    trinhvy179

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:18/06/2024
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Ý nghĩa câu ca dao "Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy" là gì?

    Ý nghĩa câu ca dao "Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy" là gì? Quy tắc ứng xử của phụ huynh và học sinh với thầy cô giáo thế nào?

    Ý nghĩa câu ca dao "Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy" là gì?

    Từ xưa đến nay, nghề dạy học luôn được xem là một trong những nghề cao quý nhất trong xã hội. Thầy cô không chỉ là những người truyền đạt kiến thức mà còn là những "kỹ sư tâm hồn", dẫn dắt thế hệ trẻ đến với tương lai. Họ thầm lặng như “người chở đò”, giúp học sinh vượt qua những khó khăn trên con đường tri thức.

    Câu ca dao "Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy" là một lời nhắc nhở về sự tôn trọng và tri ân đối với thầy cô, đây là truyền thống tốt đẹp, thể hiện lòng biết ơn và ghi nhớ công lao của những người đã chắp cánh cho ước mơ của chúng ta.

    Trước hết để hiểu ý nghĩa của cả câu ca dao, chúng ta cần phân tách nghĩa của từng từ trong câu.

    "Muốn sang thì bắc cầu Kiều", từ “sang” ở đây không chỉ có nghĩa là “sang sông” mà là từ “sang” trong “sang trọng”. Bởi lẽ xưa kia cầu Kiều là một loại cầu được cho rất đẹp và sang trọng, cong hình đuôi ngựa, chỉ xuất hiện trong các nhà giàu quyền quý. Việc cây cầu Kiều có mặt ở nhà nào đó là minh chứng cho sự giàu sang của chủ nhà.

    Câu này sử dụng hình ảnh ẩn dụ "cầu kiều" để so sánh với con đường học vấn, ngụ ý rằng, để đạt được thành công trong cuộc sống, con người cần phải nỗ lực học tập, trau dồi kiến thức, giống như việc phải bắc cầu để vượt qua sông suối. 

    "Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy" nhấn mạnh tầm quan trọng của vai trò người thầy trong việc giáo dục con người. "Thầy" ở đây bao gồm cả thầy giáo, cô giáo và những bậc tiền bối, những người có tri thức và kinh nghiệm để truyền dạy cho thế hệ trẻ.

    "Yêu lấy thầy" thể hiện thái độ kính trọng, biết ơn đối với những người đã dìu dắt, dạy dỗ ta nên người. Muốn biết chữ, có thêm những kiến thức hay thì phải biết kính trọng, yêu mến, tôn trọng người thầy.

    Đây như là một lời nhắc nhở rằng các bậc phụ huynh hãy nên dành sự quan tâm tới việc học hành của con cái, quan tâm, yêu mến, tôn trọng những người thầy, người cô mà con đang theo học để từ đó nhắc nhở con cái cố gắng học tập không phụ lòng thầy cô.

    Các bậc phụ huynh cần đồng hành với thầy cô để có thể kịp thời nắm bắt tình hình con cái, hiểu được tâm tư tình cảm của các em, để giúp các em phát huy hết năng lực của mình. Ba mẹ có tin tưởng, có tôn trọng thầy cô thì con cái mới noi theo mà kính thầy, mến bạn.

    muon-con-hay-chu-thi-yeu-men-thay

    Quy tắc ứng xử của phụ huynh và học sinh với thầy cô giáo thế nào?

    Câu ca dao "Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy" không chỉ nhấn mạnh lòng biết ơn đối với thầy cô mà còn là bài học về tôn sư trọng đạo, để thể hiện lòng biết ơn, kính trọng những người đã truyền thụ kiến thức, cách sống, cách làm người cho mình thì phụ huy, học sinh cần thực hiện tốt các quy tắc ứng xử mà pháp luật quy định. 

    Theo Điều 9 Thông tư 06/2019/TT-BGDĐT quy định quy tắc ứng xử của cha mẹ người học như sau:

    - Ứng xử với người học: Ngôn ngữ đúng mực, tôn trọng, chia sẻ, khích lệ, thân thiện, yêu thương. Không xúc phạm, bạo lực.

    - Ứng xử với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên: Tôn trọng, trách nhiệm, hợp tác, chia sẻ. Không bịa đặt thông tin; không xúc phạm tinh thần, danh dự, nhân phẩm.

    Và theo Điều 8 Thông tư 06/2019/TT-BGDĐT quy định quy tắc ứng xử của người học trong cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên như sau:

    - Ứng xử với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên: Kính trọng, lễ phép, trung thực, chia sẻ, chấp hành các yêu cầu theo quy định. Không bịa đặt thông tin; không xúc phạm tinh thần, danh dự, nhân phẩm, bạo lực.

    - Ứng xử với người học khác: Ngôn ngữ đúng mực, thân thiện, trung thực, hợp tác, giúp đỡ và tôn trọng sự khác biệt. Không nói tục, chửi bậy, miệt thị, xúc phạm, gây mất đoàn kết; không bịa đặt, lôi kéo; không phát tán thông tin để nói xấu, làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm người học khác.

    - Ứng xử với cha mẹ và người thân: Kính trọng, lễ phép, trung thực, yêu thương.

    - Ứng xử với khách đến cơ sở giáo dục: Tôn trọng, lễ phép

    Như vậy, ứng xử của phụ huynh với giáo viên như sau: Tôn trọng, trách nhiệm, hợp tác, chia sẻ. Không bịa đặt thông tin; không xúc phạm tinh thần, danh dự, nhân phẩm.

    Ứng xử của học sinh với giáo viên như sau: Kính trọng, lễ phép, trung thực, chia sẻ, chấp hành các yêu cầu theo quy định. Không bịa đặt thông tin; không xúc phạm tinh thần, danh dự, nhân phẩm, bạo lực.

    Tóm lại, câu ca dao "Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy" là lời khuyên quý giá, nhắc nhở mỗi người về truyền thống tôn sư trọng đạo. Muốn thành công trong cuộc sống, con người cần phải nỗ lực học tập, trau dồi kiến thức và luôn giữ thái độ kính trọng, biết ơn đối với những người thầy đã dìu dắt, dạy dỗ ta nên người.

     
    126 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận