XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CÓ TRÌNH ĐỘ - MỘT THÁCH THỨC MỚI

Chủ đề   RSS   
  • #447879 24/02/2017

    XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CÓ TRÌNH ĐỘ - MỘT THÁCH THỨC MỚI

    Gần đây, Bộ lao động – thương binh và xã hội đang xây dựng đề án “Đưa lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật đi làm việc ở nước ngoài, giai đoạn 2017-2020, định hướng đến 2025” thu hút sự quan tâm của xã hội.

    Đề án này được kỳ vọng là sẽ mang lại cơ hội việc làm cho hàng nghìn cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp ở Việt Nam. Tuy nhiên, điều đáng băn khoăn ở đây là liệu rằng trình độ chuyên môn của họ có đáp ứng được yêu cầu từ phía doanh nghiệp của những nước phát triển hay không?

    Trước khi tạo được cơ hội việc làm cho đội ngũ lao động có trình độ đang thất nghiệp ở nước ta hiện nay, chúng ta phải trải qua rất nhiều thách thức hết sức khó khăn và mang tính dài hạn.

    Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật không chỉ là những người tốt nghiệp cử nhân, thạc sĩ trở lên mà còn bao gồm cả đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, có chuyên môn cao; vì vậy, những cử nhân, thạc sĩ đang thất nghiệp hiện nay chưa hoàn toàn phải là lao động chất lượng cao như các nước kỳ vọng.

    Như ở những nước đang phát triển, chẳng hạn như Nhật Bản, Hoa Kỳ, nhu cầu của họ là cần lao động cao ở các lĩnh vực: y tá, hộ lý… có trình độ cao để đáp ứng được công việc ở các cơ sở an dưỡng chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật, hoặc chăm sóc sức khỏe của các thành viên trong gia đình… thì chúng ta lại không đáp ứng được.

    Do đó, thách thức đầu tiên mà nước ta phải vượt qua được chính là giáo dục và đào tạo ra được nguồn lao động có chất lượng phù hợp với nhu cầu của các nước phát triển. Có như vậy thì chính sách này mới hợp lý và tạo điều kiện cho sự phát triển của đất nước.

    Thực tiễn hiện nay cho thấy, chúng ta mất một khoảng thời gian tương đối dài để đào tạo ra một người lao động có bằng cấp, tuy nhiên, số lượng lao động có bằng cấp này thất nghiệp cũng chiếm đại đa số. Vậy, nguyên nhân là do đâu, ngành giáo dục và đào tạo có giải quyết được tận gốc vấn đề này thì mới mong chất lượng lao động ngày càng tăng.

    Hơn nữa, cái tồn tại được cho là điển hình  của nguồn lao động có trình độ cao ở Việt Nam là trình độ ngoại ngữ không cao và trình độ chuyên môn chưa vững. Để có thể xuất khẩu được nguồn lao động này sang những nước phát triển chúng ta cần có những đề án đào tạo ngắn hạn về mặt chuyên môn, nhất là kỹ năng thực hành và đào tạo ngoại ngữ cho họ. Tránh tình trạng chúng ta chỉ thiên về đào tạo lý thuyết mà quên mất tầm quan trọng của thực hành.

    Thách thức lớn thứ hai mà chúng ta cần phải làm được đó chính là phải dự đoán được nhu cầu của thị trường lao động ở các nước phát triển theo từng thời kỳ gắn liền với chiến lược phát triển nguồn lao động chất lượng cao ở nước ta.

    Có dự báo được thì chúng ta mới đào tạo ra được nguồn lao động phù hợp với nhu cầu của họ. Có thể nói, hướng tốt nhất để phát triển chính sách này chính là đào tạo nguồn lao động chất lượng cao theo đơn đặt hàng, như vậy sẽ trách được tình trạng lãng phí ngân sách nhà nước, lãng phí nguồn lao động.

    Tóm lại, chính sách này thành công không những thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển mà còn tạo điều kiện cho chúng ta học hỏi kinh nghiệm và nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, mở rộng quan hệ với các nước,tạo sự giao lưu văn hóa, hội nhập quốc tế.

    Chính sách xuất khẩu lao động có trình độ chuyên môn này sẽ không phải là chảy máu chất xám khi mà chúng ta có chương trình đào tạo để đáp ứng cho cả cầu sử dụng trong nước và đưa đi làm việc ở nước ngoài.

     
    2500 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận