xử phạt về nộp phí bao trì giao thong đường bộ

Chủ đề   RSS   
  • #362125 11/12/2014

    xử phạt về nộp phí bao trì giao thong đường bộ

    em kính chào luật sư

    Theo quy định tại Thông tư 133/2014/TT-BTC quy định hướng dẫn thu, nộp, sử dụng phí sử dụng đường bộ có hiệu lực từ ngày 01/11/2014 thay thế thông tư 197/2012/TT-BTC. Các phương tiện cơ giới tham gia giao thông đường bộ phải nộp phí theo quy định tại thông tư 133 nêu trên. Trường hợp trốn tránh không tham gia nộp phí theo quy định sẽ bị xử phạt theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư 186/2013/TT-BTC với mức từ 1 đến 3 lần mức phí. 

    Theo quy định tại Nghị định 171 thì Cảnh sát giao thông không có thẩm quyền xử lý hành vi nêu trên mà thẩm quyền thuộc về các cơ quan quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.

    vậy cho em hỏi. trưởng công an cấp xã có thẩm quyền xử phạt không? ( trường hợp công an xã đang thực hiện nhiệm vụ kiểm tra giao thông). 

    em xin cam on

     

     

     
    3400 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #364392   23/12/2014

    TRUTH
    TRUTH
    Top 10
    Male
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2013
    Tổng số bài viết (4694)
    Số điểm: 35125
    Cảm ơn: 673
    Được cảm ơn 1184 lần


    Xử phạt vế phí này thì bạn xem tại Nghị định 109/2013/NĐ-CP

    Điều 24. Hành vi vi phạm quy định về nộp phí, lệ phí

    1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi không thực hiện đúng thông báo nộp tiền phí, lệ phí của cơ quan thuế; thời hạn nộp tiền phí, lệ phí.

    2. Phạt tiền từ 1 đến 3 lần số tiền phí, lệ phí gian lận, trốn nộp đối với hành vi gian lận, trốn nộp phí, lệ phí theo quy định. Mức phạt tối đa là 50.000.000 đồng.

    Điều 43. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý phí, lệ phí

    1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:

    a) Phạt cảnh cáo;

    b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.

    c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 25 Nghị định này.

    2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:

    a) Phạt cảnh cáo;

    b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;

    c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 25, Khoản 3 Điều 26, Khoản 2 Điều 27, Khoản 3 Điều 28, Khoản 2 Điều 29, Khoản 8 Điều 30 và Khoản 6 Điều 32 Nghị định này.

    3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:

    a) Phạt cảnh cáo;

    b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng.

    c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 25, Khoản 3 Điều 26, Khoản 2 Điều 27, Khoản 3 Điều 28, Khoản 2 Điều 29, Khoản 8 Điều 30 và Khoản 6 Điều 32 Nghị định này.

    4. Công chức Thuế đang thi hành công vụ có quyền:

    a) Phạt cảnh cáo;

    b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.

    5. Đội trưởng Đội Thuế có quyền:

    a) Phạt cảnh cáo;

    b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng.

    6. Chi cục trưởng Chi cục Thuế có quyền:

    a) Phạt cảnh cáo;

    b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;

    c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 2 Điều 25; Khoản 3 Điều 26; Khoản 2 Điều 27; Khoản 3 Điều 28; Khoản 2 Điều 29; Khoản 8 Điều 30 và Khoản 6 Điều 32 Nghị định này.

    7. Cục trưởng Cục Thuế có quyền:

    a) Phạt cảnh cáo;

    b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

    c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 2 Điều 25; Khoản 3 Điều 26; Khoản 2 Điều 27; Khoản 3 Điều 28; Khoản 2 Điều 29; Khoản 8 Điều 30 và Khoản 6 Điều 32 Nghị định này.

    8. Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế có quyền:

    a) Phạt cảnh cáo;

    b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

    c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 2 Điều 25; Khoản 3 Điều 26; Khoản 2 Điều 27; Khoản 3 Điều 28; Khoản 2 Điều 29; Khoản 8 Điều 30 và Khoản 6 Điều 32 Nghị định này.

    9. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền:

    a) Phạt cảnh cáo;

    b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;

    c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 25.

    10. Chánh Thanh tra sở và các chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có quyền:

    a) Phạt cảnh cáo;

    b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;

    c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 2 Điều 25; Khoản 3 Điều 26; Khoản 2 Điều 27; Khoản 3 Điều 28; Khoản 2 Điều 29; Khoản 8 Điều 30 và Khoản 6 Điều 32 Nghị định này.

    11. Chánh Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ và các chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có quyền:

    a) Phạt cảnh cáo;

    b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

    c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 2 Điều 25; Khoản 3 Điều 26; Khoản 2 Điều 27; Khoản 3 Điều 28; Khoản 2 Điều 29; Khoản 8 Điều 30 và Khoản 6 Điều 32 Nghị định này.

    Ngoài những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này, những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan khác theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao mà phát hiện hành vi vi phạm hành chính quy định trong Nghị định này thuộc lĩnh vực do mình quản lý thì có quyền xử phạt theo quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính.

     
    Báo quản trị |