Ông B xây dựng nhà ở trên phần đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người khác căn cứ quy định điểm đ, khoản 7, điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017 của Chính phủ để xử lý có đúng không? Hay ta nên áp dụng theo Nghị định 91/2019/NĐ-CP?
Về mặt nguyên tắc, Một hành vi, nếu vi phạm cả 2 lĩnh vực quản lý: đât đai và xây dựng thì vẫn bị xử phạt theo từng lĩnh vực.
Ví dụ: Một người tự ý xây dựng nhà xưởng trên đất nông nghiệp có thể bị xử phạt cả 2 hành vi: Tự ý chuyển mục đích sử dung đất (theo Nghị định 91) và Xây dựng không có giấy phép (theo Nghị định 139).
Còn đối với trường hợp của này, theo quan điểm của mình thì người có thẩm quyền có thể căn cứ vào thực tế để quyết định lựa chọn áp dụng quy định nào, hoặc người phát hiện hành vi là cán bộ bên ngành xây dựng hay đất đai.
- Hành vi đào bới, xây tường, làm hàng rào gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác >> thì theo Khoản 3 Điều 16 Nghị định 91/2019/NĐ-CP;
- Hành vi xây dựng cơi nới, lấn chiếm diện tích, lấn chiếm không gian đang được quản lý, sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác hoặc của khu vực công cộng, khu vực sử dụng chung >> thì theo Điểm đ, Khoản 7, Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP;
Còn nếu đã xác định là "xây dựng nhà ở" trên phần đất của người khác thì theo quan điểm của mình thì áp dụng theo Nghị định 139/2017/NĐ-CP sẽ phù hợp hơn (vì đây không phải hành vi đào bới, xây tường, làm hàng rào gây cản trở hoặc gây thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác ).