Xử phạt hành vi thế chấp giấy phép thành lập quỹ từ thiện?

Chủ đề   RSS   
  • #612792 14/06/2024

    Xử phạt hành vi thế chấp giấy phép thành lập quỹ từ thiện?

    Điều kiện trở thành sáng lập viên thành lập quỹ? Thành viên Ban sáng lập quỹ? Có được thế chấp giấy phép thành lập quỹ? Xử phạt hành vi thế chấp giấy phép thành lập quỹ từ thiện?

    Điều kiện để cá nhân trở thành sáng lập viên thành lập quỹ?

    Căn cứ tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 93/2019/NĐ-CP quy định Sáng lập viên thành lập quỹ phải bảo đảm điều kiện sau:

    - Sáng lập viên thành lập quỹ phải là công dân, tổ chức Việt Nam;

    - Đối với công dân: Có đủ năng lực hành vi dân sự và không có án tích;

    - Đối với tổ chức: Được thành lập hợp pháp, có điều lệ hoặc văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của tổ chức; có nghị quyết của tập thể lãnh đạo hoặc quyết định của người đứng đầu có thẩm quyền về việc tham gia thành lập quỹ; quyết định cử người đại diện của tổ chức tham gia tư cách sáng lập viên thành lập quỹ; trường hợp tổ chức Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài thì người đại diện tổ chức làm sáng lập viên thành lập quỹ phải là công dân Việt Nam;

    - Đóng góp tài sản hợp pháp thành lập quỹ theo quy định tại Điều 14 Nghị định này;

    - Sáng lập viên thành lập quỹ nếu thuộc diện quản lý của cơ quan có thẩm quyền thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ trước khi gửi hồ sơ về cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 18 Nghị định này cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ.

    Như vậy, để một cá nhân có thể trở thành sáng lập viên thành lập quỹ, phải đáp ứng các điều kiện sau:

    - Sáng lập viên thành lập quỹ phải là công dân, tổ chức Việt Nam;

    - Có đủ năng lực hành vi dân sự và không có án tích;

    - Đóng góp tài sản hợp pháp thành lập quỹ theo quy định;         

    - Sáng lập viên thành lập quỹ nếu thuộc diện quản lý của cơ quan có thẩm quyền thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ.

    Thành viên Ban sáng lập quỹ?

    Căn cứ tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 93/2019/NĐ-CP quy định:

    Các sáng lập viên thành lập Ban sáng lập quỹ. Ban sáng lập quỹ phải có ít nhất 03 sáng lập viên, gồm: Trưởng ban, Phó Trưởng ban và ủy viên.

    Có được thế chấp giấy phép thành lập quỹ?

    Căn cứ tại Điều 9  Nghị định 93/2019/NĐ-CP quy định Nghiêm cấm lợi dụng việc thành lập và tổ chức các hoạt động của quỹ để thực hiện các hành vi sau:

    - Làm ảnh hưởng đến uy tín của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng; gây phương hại đến lợi ích quốc gia, an ninh, quốc phòng, khối đại đoàn kết dân tộc.

    - Xâm hại đạo đức xã hội, thuần phong, mỹ tục, truyền thống, bản sắc dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo.

    - Tư lợi, gian dối về tài chính trong quá trình thành lập quỹ và quỹ hoạt động.

    - Rửa tiền, tài trợ khủng bố và các hoạt động trái pháp luật.

    - Làm giả, tẩy xóa, chuyển nhượng, cho thuê, cho mượn, cầm cố, thế chấp giấy phép thành lập quỹ dưới bất kỳ hình thức nào.

    - Sử dụng ngân sách nhà nước, sử dụng hoặc hỗ trợ tài sản được ngân sách nhà nước giao hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước để tham gia góp tài sản thành lập quỹ.

    Như vậy, hành vi thế chấp giấy phép thành lập quỹ dưới bất kỳ hình thức nào đều là hành vi vi phạm.

    Xử phạt hành vi thế chấp giấy phép thành lập quỹ từ thiện?

    Căn cứ khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    - Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức, trừ trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định này;

    - Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;

    - Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;

    - Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có;

    - Sử dụng, mua, bán, thế chấp, cầm cố trái phép hoặc chiếm giữ tài sản của người khác;

    - Cưỡng đoạt tài sản nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

    Như vậy, nếu cá nhân có hành vi sử dụng giấy phép của quỹ từ thiện đem đi thế chấp sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

    Ngoài ra, theo khoản 3, khoản 4 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, áp dụng thêm hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi thế chấp trái phép tài sản của người khác như sau:

    - Hình thức xử phạt bổ sung:

    + Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

    + Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính

    - Biện pháp khắc phục hậu quả:

    + Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm

    + Buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép đối với hành vi vi phạm

     
    77 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận