Xử phạt hành chính qua tin tố giác tội phạm có phải lập biên bản xử phạt không?

Chủ đề   RSS   
  • #614809 02/08/2024

    phucpham2205
    Top 50
    Trung cấp

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:31/01/2024
    Tổng số bài viết (1346)
    Số điểm: 29437
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 630 lần


    Xử phạt hành chính qua tin tố giác tội phạm có phải lập biên bản xử phạt không?

    Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính qua tin tố giác tội phạm thì có cần lập biên bản khi xử phạt không? Tố giác tội phạm sai sự thật bị xử phạt như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

    (1) Xử phạt hành chính qua tin tố giác tội phạm có phải lập biên bản xử phạt không?

    Căn cứ Khoản 1 Điều 56 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 có quy định việc xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong những trường hợp như sau:

    - Xử phạt cảnh cáo. 

    - Phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân và 500.000 đồng đối với tổ chức. 

    Theo đó, người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ. Còn đối với trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.

    Mà tại Khoản 1 Điều 57 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 cũng có nêu việc xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản sẽ được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không thuộc trường hợp nêu trên.

    Thêm nữa, tại Khoản 29 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 cũng có nêu rõ, khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình thì người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính. Ngoại trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.

    Từ dẫn chiếu những quy định nêu trên, có thể thấy, trường hợp không lập biên bản khi xử phạt vi phạm hành chính là trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức. 

    Tuy nhiên, nếu vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức được phát hiện thông qua sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì vẫn phải lập biên bản theo quy định. Theo đó, việc xử phạt vi phạm hành chính thông qua tin tố giác tội phạm thì phải lập biên bản.

    (2) Tố giác tội phạm sai sự thật bị xử phạt như thế nào?

    Căn cứ Điều 9 Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15 có quy định về Hành vi tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật như sau:

    - Phạt tiền từ 01 đến 05 triệu đồng đối với hành vi cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật.

    - Phạt tiền từ 05 đến 15 triệu đồng đối với một trong các hành vi dưới đây, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 9 Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15, cụ thể:

    + Cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, người có thẩm quyền.

    + Lôi kéo, xúi giục, lừa dối, mua chuộc, đe dọa hoặc sử dụng vũ lực buộc người khác tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật.

    - Phạt tiền từ 15 đến 30 triệu đồng đối với luật sư thực hiện hành vi quy định tại khoản 2 Điều 9 Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15.

    Bên cạnh đó, người vi phạm còn có thể bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi nêu trên.

    Như vậy, theo quy định nêu trên thì người có hành vi tố giác, báo tin tội phạm sai sự thật có thể bị xử phạt hành chính đến 15 triệu đồng. Trường hợp người vi phạm là luật sư thì có thể bị xử phạt lên đến 30 triệu đồng.

    Bên cạnh đó, tại Điều 23 Nghị định 31/2019/NĐ-CP cũng có nêu rõ, trường hợp cán bộ, công chức, viên chức biết rõ việc tố cáo là không đúng sự thật nhưng vẫn tố cáo nhiều lần; cưỡng ép, lôi kéo, kích động, dụ dỗ, mua chuộc người khác tố cáo sai sự thật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà người vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

     
    290 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận