Xử phạt hành chính của người có thẩm quyền

Chủ đề   RSS   
  • #413968 20/01/2016

    sang96

    Sơ sinh


    Tham gia:19/01/2016
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 120
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


    Xử phạt hành chính của người có thẩm quyền

    Nguyễn K thường trú tại số nhà 30, đường X, phường Y, quận H thuê Nguyễn B lắp đặt ống thoát nước. Theo thỏa thuận B sẽ đào cắt ngang đường từ nhà K đến phía bên kia đường để dặt ống thoát nước. Ngày 20/10/2014,người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với K. Nguyễn K không chịu ký vào biên bản với lý do việc đào đường là do B thực hiện. B cũng không chịu ký vào biên bản vì cho rằng mình chỉ là người làm thuê. Vì vậy, biên bản không có chữ ký của người vi phạm. Ngày 25/10/2014, người có thẩm quyền đã ra quyết định phạt vi phạm hành chính đối với B. K tiếp tục thuê thợ thi công để hoàn thiện việc lắp đặt ống nước. Ngày 2/11/2014, người có thẩm quyền lập biên bản và phạt vi phạm hành chính đối với K.

    Cho mình hỏi là:

    1) K có tái phạm hành chính không?

    2) Theo các bạn, việc xử phạt vi phạm hành chính của người có thẩm quyền?

    3) Chủ thể vi phạm hành chính là K và B ?

    Cảm ơn các bạn.

    Cập nhật bởi sang96 ngày 20/01/2016 05:37:40 CH Cập nhật bởi sang96 ngày 20/01/2016 05:35:54 CH
     
    2611 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #448058   25/02/2017

    clevietkimlaw4
    clevietkimlaw4
    Top 500
    Female
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/12/2016
    Tổng số bài viết (153)
    Số điểm: 876
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 28 lần


    Chào bạn,

    Dựa vào thông tin bạn cung cấp, tôi xin đưa ra tư vấn như sau:

    1.    K có tái phạm hành chính không?

    Căn cứ vào Khoản 5 Điều 2  Luật Xử lý vi phạm hành chính  quy định:  “Tái phạm là việc cá nhân, tổ chức đã bị xử lý vi phạm hành chính nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định này mà lại thực hiện hành vi vi phạm hành chính đã bị xử lý.”

    Theo đó, tái phạm phải là người “đã bị xử lý vi phạm hành chính” nhưng ở đây, 25/10/2014 K chưa hề bị xử lý vi phạm ( 2/11/2014 K mới bị xử lý vi phạm lần đầu) mà người bị xử lý là B nên K KHÔNG tái phạm hành chính.

    2.    Theo các bạn, việc xử phạt vi phạm hành chính của người có thẩm quyền?

     

    Theo quan điểm của tôi thì việc xử phạt vi phạm hành chính đối với B của người có thẩm quyền là SAI. Vì B chỉ là người đi làm thuê và làm theo những gì mà người đi thuê (tức là K) yêu cầu nên B không thể là người bị phạt vi phạm hành chính được.

    3.    Chủ thể vi phạm hành chính là K và B?

    Chủ thể vi phạm hành chính ở đây là K vì K tuy không trực tiếp thực hiện hành vi đó nhưng K là chủ, là người đi thuê B làm việc và làm theo yêu cầu của mình nên K mới là chủ thể vi phạm hành chính.

     

    Hi vọng câu trả lời của tôi có thể giải đáp thắc mắc của bạn

    Chuyên viên tư vấn Bình An./

    BỘ PHẬN TƯ VẤN PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP - ĐẦU TƯ | CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM

    M: (+84-4) 32.123.124; (+84-4) 32.899.888 - E: cle.vietkimlaw@gmail.com; luatvietkim@gmail.com - W: www.vietkimlaw.com

    Ad: Trụ sở chính - Tầng 5, Tòa nhà SHB, 34 Giang Văn Minh, Ba Đình, HN | VPGD - Tầng 5, Nhà C, 236 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, HN.

     
    Báo quản trị |