xử lý vi phạm trong doanh nghiệp

Chủ đề   RSS   
  • #31880 10/07/2009

    dovanhuan

    Sơ sinh

    Bắc Giang, Việt Nam
    Tham gia:25/06/2009
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 0
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    xử lý vi phạm trong doanh nghiệp

    Trong doanh nghiệp có vốn FDI, giám đốc là người nước ngoài thường xuyên đi công tác vắng, mặc dù không có văn bản uỷ quyền song để anh trai là nhân viên của doanh nghiệp  (không là phó giám đốc hoặc trưởng phó phòng) ký khống tên của giám đốc để làm thủ tục hải quan nhập khẩu  hàng hoá, ký séc rút tiền ở ngân hàng, ký báo cáo thuế hàng tháng. Hành vi trên vi phạm và xử lý như thế nào
     
    8007 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #51418   27/04/2010

    Xmen-8711
    Xmen-8711
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    An Ninh, Việt Nam
    Tham gia:24/01/2008
    Tổng số bài viết (2729)
    Số điểm: 19322
    Cảm ơn: 945
    Được cảm ơn 1058 lần


    Hành vi này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 284 BLHS

    Điều 284. Tội giả mạo trong công tác

    1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:

    a) Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu;

    b) Làm, cấp giấy tờ giả;

    c) Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Người phạm tội là người có trách nhiệm lập hoặc cấp các giấy tờ, tài liệu;

    c) Phạm tội nhiều lần;

    d) Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

    4. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm.

    5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.


    Cập nhật bởi xmen_8711 vào lúc 27/04/2010 14:06:36
     
    Báo quản trị |  
  • #52098   22/05/2010

    manht38
    manht38

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:21/05/2010
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Theo mình không phải tội này đâu, hành vi nguy hiểm như thế gây hậu quả, tác hại lớn như vậy mà phạm tội này thì đơn giản quá!. Đối với Điều 284 thì Thứ nhất: Người giả mạo phải là người có chức vụ, quyền hạn có liên quan đến việc công việc giả mạo (tội này nằm trong mục A, chương XXI các tội phạm về tham nhũng mà). Thứ hai: Trong điểm c khoản 1 thì là người này giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn khác để nhằm mục đích vụ lợi hoặc cá nhân. Thứ ba: Là trong tội này là giả mạo trong công tác, nghĩa là khi người đó có chức năng, nhiệm vụ được cầm các giấy tờ, tài liệu đó.
    Trở lại vụ việc trên, người đó "là nhân viên của doanh nghiệp (không là phó giám đốc hoặc trưởng phó phòng) ký khống tên của giám đốc để làm thủ tục hải quan nhập khẩu hàng hoá, ký séc rút tiền ở ngân hàng, ký báo cáo thuế hàng tháng" thì phải phạm tội giả mạo trong công tác mà là lừa đảo. Bởi vì bản thân người anh trai không có chức năng, nhiệm vụ gì liên quan đến các giấy tờ để làm thủ tục Hải quan, hay ký séc rút tiền ở ngân hàng, ký báo cáo thuế. Tuy nhiên, họ đã ký khống, hay giả mạo chữ ký, đây thực chất là hành vi gian dối, nhằm lừa dối những người có liên quan.
    Tuy nhiên bạn chưa nói rõ việc đó có sự bàn bạc trước với người em hay không, người anh trai làm chức danh gì trong công ty. Rõ ràng nhất là việc giả chứ ký séc để rút tiền ở ngân hàng (nếu chi tiêu cá nhân) thì chắc chắn là lừa đảo ngân hành rồi....
    Người phạm tội thì phải bị truy tố trước pháp luật thôi...!
    Trân trọng.
     
    Báo quản trị |  
  • #52296   25/05/2010

    phamnguyen08
    phamnguyen08

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/05/2010
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Theo mình trước khi trả lời chính xác thì cần phải làm rõ một số vấn đề sau:
    - Việc người đó kí tên vào tờ sec để đi rút tiền tại ngân hàng nhằm mục đích gì? Có nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản hay không? Nếu không thì không thể khép vào tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản được;
    - Thứ 2 việc giả mạo chữ kí vào các tờ khai hải quan, tờ khai báo cáo thuế định kỳ kia có gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động của công ty hay không? Có bị cơ quan hải quan, Cơ quan thuế phát hiện và xử lý vì việc đó hay không?
    - Tại sao người ta giả mạo chữ ký lại có dấu công ty để xác nhận? Vì theo mình biết tất cả các thủ tục trên đều phải yêu cầu dấu pháp nhân.
    - Thứ 4 là bạn có chắc là bạn biết việc giám đốc của bạn không ủy quyền lại cho người anh trai của ông ấy hay không?.

    Theo mình, việc này mặc dù biết là có vi phạm tuy nhiên chỉ nên giải quyết trong nội bộ của Công ty thôi, bạn có thể kiến nghị lên Giám đốc của Công ty và có thể tư vấn cho Giám đốc về việc giấy ủy quyền cho người anh họ của giám đốc kí thay Giám đốc trong một số trường hợp.

     
    Báo quản trị |