xử lý vi phạm kỷ luật trong đơn vị sự nghiệp

Chủ đề   RSS   
  • #35572 08/04/2009

    phutho

    Sơ sinh

    Đăk Nông, Việt Nam
    Tham gia:02/04/2009
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 0
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    xử lý vi phạm kỷ luật trong đơn vị sự nghiệp

                Tôi hiện đang công tác tại Phòng HCTH của một đơn vị Sự nghiệp có thu (trực thuộc Sở), tự đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP, ngày 25/4/2006 của Chính Phủ.

                Từ khi thành lập (Năm 2005) đến nay, ngoài 5 biên chế được UBND tỉnh giao, đơn vị có ký thêm hợp đồng lao động với một số đối tượng khác. Trong thời gian qua, có một trường hợp người lao động bị vi phạm kỷ luật của cơ quan (trường hợp này nằm ngoài 5 biên chế và được bổ nhiệm làm Trưởng phòng). Do vậy khi tiến hành xem xét xử lý kỷ luật có hai ý kiến khác nhau:

    1.      Ý kiến thứ nhất cho rằng: trường hợp trên không phải là cán bộ, công chức nên xử lý kỷ luật theo Điều 83 của Luật Lao động.

    2.      Ý kiến thứ hai:

        - Căn cứ Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 35/2005/NĐ-CP, ngày 25/12/2005 của Chính phủ: “…2. Đối tượng điều chỉnh tại Nghị định này bao gồm cán bộ, công chức quy định tại điểm b, c, d, đ và e khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh cán bộ, công chức ngày 29 tháng 4 năm 2003...”

        - Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh cán bộ, công chức: “..d) Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch viên chức hoặc giao giữ một nhiệm vụ thường xuyên trong đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, tổ chức chính trị và tổ chức chính trị - xã hội”.
    Như vậy đối với trường hợp trên, xử lý kỷ luật theo Nghị định số 35/2005/NĐ-CP, ngày 25/12/2005 của Chính phủ.

       Tuy nhiên, việc thành lập Hội đồng kỷ luật là do Thủ trưởng đơn vị chủ quản ra quyết định thành lập hay là Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp quyết định thành lập?.

    Căn cứ vào khoản 4 Điều 8 của Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ: Về quản lý và sử dụng cán bộ, viên chức: “4. Quyết định việc điều động, biệt phái, nghỉ hưu, thôi việc, chấm dứt hợp đồng làm việc, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, viên chức thuộc quyền quản lý theo quy định của pháp luật”. Theo ý tôi Hội đồng kỷ luật trong trường hợp này là do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp quyết định thành lập.

        Nhưng khi thủ trưởng đơn vị hỏi: “Đơn vị trực thuộc thành lập Hội đồng kỷ luật có đúng với quy định hiện hành không?” thì tôi lại không giải thích được.

    Với những vấn đền nêu trên, tôi rất mong được sự tư vấn

    Tôi xin chân thành cảm ơn.

     
    5081 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận