Xử lý vi phạm hành chính

Chủ đề   RSS   
  • #245052 22/02/2013

    thuylieu_law

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/01/2013
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Xử lý vi phạm hành chính

    Gia đình ông A do không trả tiền điện sau khi đã được thông báo 3 lần trong thời hạn 15 ngày nên bị ngừng cấp điện. Vì là hàng xóm lâu năm nên Ông B đã đồng ý nối dây qua gia đình Ông A theo yêu cầu của Ông A. Khi đến thu tiền điện tại gia đình Ông B nhân viên thu tiền phát hiện hành vi nối dây qua nhà Ông A.

    1. Hành vi nối dây điện qua nhà Ông A để sử dụng vì mục đích sinh hoạt là vi phạm hành chính theo Nghị định68/NĐ-CP năm 2011 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực. Nhân viên thu tiền điện có được lập biên bản vi phạm hành chính để xử phạt vi phạm hành chính không? Vì sao?
    2. Giả sử, sau khi phát hiện hành vi trên, ông A và ông B có hành vi chống đối nhân viên điện lực, xác định thẩm quyền xử phạt vụ việc này? Cơ sở pháp lý?
    3. Sau biên bản vi phạm được chuyển đến người có thẩm quyền, người có thẩm quyền để quá 60 ngày mà chưa ra quyết định xử phạt vụ việc được giải quyết như thế nào thì đúng pháp luật? Căn cứ pháp lý?
    4. Vì thấy có lỗi với Ông B nên Ông A đến kho bạc Nhà nước nộp phạt thay Ông B, việc nộp phạt thay trong trường hợp này có đúng pháp luật không? Vì sao?

     Mình làm như thế này . Mong mọi người giúp đỡ.

    1. Trong trường hợp này nhân viên thu tiền điện có quyền lập biên bản vi phạm hành chính và chuyển ngay tới người có thẩm quyền để xử phạt. Vì nhân viên thu tiền điện không có thẩm quyền để xử phạt (Khoản 1 Điều 55 Pháp lệnh số44/2002-PL-UBTVQH10 về việc xử lý vi phạm hành chính).
    2. Thẩm quyền xử phạt trong trường hợp này là thanh tra viên ngành điện lực (Khoản 1 Điều 38 của Pháp lệnh số44/2002-PL-UBTVQH10 về việc xử lý vi phạm hành chính).
    3. Người có thẩm quyền để quá 60 ngày mà chưa ra quyết định xử phạt thì không được ra quyết xử phạt nhưng vẫn có thể áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả là khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi (Khoản 1 Điều 56 Pháp lệnh số44/2002-PL-UBTVQH10 về việc xử lý vi phạm hành chính).
    4. Ông A đến kho bạc Nhà nước nộp phạt thay cho Ông B là không đúng. Vì tên của người vi phạm trong quyết định xử phạt là Ông B, trừ khi có giấy ủy quyền của Ông B cho Ông A thì Ông A mới nộp thay được.
     
    5100 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận