Xử lý trong trường hợp không thỏa thuận được về lối đi chung đất liền kề?

Chủ đề   RSS   
  • #496992 15/07/2018

    thuylinh2311
    Top 75
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (920)
    Số điểm: 9451
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 142 lần


    Xử lý trong trường hợp không thỏa thuận được về lối đi chung đất liền kề?

    Trường hợp mình nêu không có quy định cụ thể diện tích tối thiểu của lối đi chung, liên quan đến vấn đề này tham khảo quy định tại Điều 254 Bộ luật Dân sự năm 2015:
     
    "Điều 254. Quyền về lối đi qua
     
    1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.
     
    Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
     
    Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
     
    2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.
     
    3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù."
     
    Theo đó, nếu không thỏa thuận được thì các bên có quyền yêu cầu tòa án xác định.
     
    6172 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #507153   11/11/2018

    giangthingochuong
    giangthingochuong
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/05/2018
    Tổng số bài viết (335)
    Số điểm: 2012
    Cảm ơn: 55
    Được cảm ơn 26 lần


    Mình thấy nhiều trường hợp này xảy ra lắm, hàng xóm láng giềng với nhau mà tranh giành từng mét đất đường đi, người thì đòi xây hàng rào, trồng cây xanh làm chắn lối đi của nhà phía sau, đường đi bị hẹp lại không đủ di chuyển xe, chỉ đi bộ được thôi thì làm sao mà chấp nhận được.

     
    Báo quản trị |  
  • #510003   13/12/2018

    TruongMinhToan
    TruongMinhToan
    Top 150
    Male
    Lớp 7

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:05/01/2016
    Tổng số bài viết (565)
    Số điểm: 9874
    Cảm ơn: 170
    Được cảm ơn 190 lần


    giangthingochuong viết:

    Mình thấy nhiều trường hợp này xảy ra lắm, hàng xóm láng giềng với nhau mà tranh giành từng mét đất đường đi, người thì đòi xây hàng rào, trồng cây xanh làm chắn lối đi của nhà phía sau, đường đi bị hẹp lại không đủ di chuyển xe, chỉ đi bộ được thôi thì làm sao mà chấp nhận được.

    Mình thấy trường hợp này vô cùng bình thường. Hàng xóm láng giềng về cơ bản cũng là người dưng.

    Tất nhiên là không ủng hộ hành động thù hằn cá nhân, nhưng đứng với góc độ của người chủ bất động sản ở phía ngoài, việc chia sẻ 01 phần tài sản của mình để trở thành lối đi chung (dễ dẫn đến tình trạng “méo đất, không tròn đất”) cũng tạo tâm lý không vui vẻ chút nào.

    Có trách thì trách người kia xui rủi, đất nằm ở phía trong, thời buổi "tất đất - tất vàng" mà.

     
     
    Báo quản trị |  
  • #507779   15/11/2018

    NgocHoLaw
    NgocHoLaw
    Top 150
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2018
    Tổng số bài viết (556)
    Số điểm: 6728
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 298 lần


    Pháp luật dân sự đã có những quy định rõ ràng về quyền có lối đi chung. Do đó, bất động sản ở phía trong hoàn toàn có quyền mở lối đi qua bất động sản liền kề. Nếu bất động sản ở phía ngoài cho rằng lối đi này là của riêng họ thì phải có nghĩa vụ chứng minh và việc đền bù sẽ theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Trường hợp các bên không thỏa thuận được thường dẫn đến tranh chấp, trên thực tế các tranh chấp phát sinh liên quan đến vấn đề này diễn ra khá phổ biến.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #511370   31/12/2018

    thuylinh2311
    thuylinh2311
    Top 75
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (920)
    Số điểm: 9451
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 142 lần


    NgocHoLaw viết:

    Pháp luật dân sự đã có những quy định rõ ràng về quyền có lối đi chung. Do đó, bất động sản ở phía trong hoàn toàn có quyền mở lối đi qua bất động sản liền kề. Nếu bất động sản ở phía ngoài cho rằng lối đi này là của riêng họ thì phải có nghĩa vụ chứng minh và việc đền bù sẽ theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Trường hợp các bên không thỏa thuận được thường dẫn đến tranh chấp, trên thực tế các tranh chấp phát sinh liên quan đến vấn đề này diễn ra khá phổ biến.

     




    Ừ, mặc dù có quy định cụ thể song trên thực tế diễn ra không hề dễ dàng như thế. Nhiều hộ dân vì lợi ích riêng, vì tính tham lam của mình mà xảy ra tranh chấp xô xát với nhau. Có nhiều vụ tranh chấp lối đi chung rất nan giải, khó xử lý. Bạn có thể tìm hiểu "Vụ tranh chấp lối đi chung tại số nhà 68, 70, ngõ 66 đường Hồ Tùng Mậu, phường Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội" để thấy tính chất phức tạp của việc tranh chấp lối đi chung. Vụ việc diễn ra trong suốt thời gian dài và trải qua nhiều lần được chính quyền địa phương hoà giải nhưng vẫn chưa thể tìm được tiếng nói chung giữa các hộ gia đình.

     
    Báo quản trị |  
  • #510036   13/12/2018

    Lunakhung123
    Lunakhung123
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2016
    Tổng số bài viết (297)
    Số điểm: 2489
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 68 lần


    Hồi xưa ở dưới quê, đất rộng người ít chả bao giờ có việc này xảy ra cả, tuy nhiên ở thành phố tấc đất tấc vàng thì người ta hơn thua nhau từng lối đi không ai chịu nhường ai, nên xảy ra nhiều vụ tranh chấp như thế này lắm. Luật đã quy định rõ như này rồi, nhiều người biết vẫn cố tình tranh nhau, quan trọng là ý thức thôi.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #511383   31/12/2018

    Việc này ở thành phố thì diễn ra như cơm bữa, khác xa so với nông thôn. Cũng dễ hiểu thôi vì đất ở nông thôn thì rộng mà thưa dân ngược lại với thành thì khi đất đã hẹp mà mật độ dân cư thì quá cao. Do đó, chỉ 1m đất thôi là người ta có thể kiện nhau ra Tòa. Mặc dù pháp luật có quy định nhưng người dân chưa thể nắm bắt được nên thiết nghĩ cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật hơn nữa.
     
    Báo quản trị |