Xử lý thế nào hành vi viết sách rồi tự in bán?

Chủ đề   RSS   
  • #558058 19/09/2020

    hoamattroi9297

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2020
    Tổng số bài viết (104)
    Số điểm: 970
    Cảm ơn: 76
    Được cảm ơn 119 lần


    Xử lý thế nào hành vi viết sách rồi tự in bán?

    Xử lý nào hành vi viết sách rồi tự in bán?

    Xuất bản sách - Hình minh họa

    Hiện nay có nhiều cá nhân viết sách dạy học, sách kỹ năng sống, …. Trong đó có cả sách dạy, sách luyện thi ngôn ngữ rồi tự in bán. Điều này có được pháp luật cho phép không? Nếu không được sẽ bị xử phạt ra sao? Cùng theo dõi bài viết để tìm hiểu vấn đề trên nhé.

    1. Thế vào là viết sách và xuất bản sách đúng pháp luật

    - Việc in sách của mình ra để bán dưới góc độ pháp luật là hoạt động xuất bản xuất bản phẩm nhằm mục đích kinh doanh. Để thực hiện hoạt động xuất bản, cá nhân cần  thực hiện thủ tục theo quy định pháp luật về xuất bản.

    - Đối với nội dung sách: trước khi xuất bản sách, sách phải nhận được sự chấp thuận của Bộ Thông tin và truyền thông về đăng ký xuất bản sách. Cụ thể khoản 1 Điều 22 Luật Xuất bản 2012 có quy định:

    “Trước khi xuất bản tác phẩm, tài liệu hoặc tái bản xuất bản phẩm, nhà xuất bản phải đăng ký xuất bản với Bộ Thông tin và Truyền thông theo mẫu quy định. Nội dung đăng ký xuất bản phải phù hợp với tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ của nhà xuất bản.”

    - Theo đó thì cá nhân không thể tự mình in (xuất bản sách) mà phải thông qua nhà xuất bản được cấp phép thành lập và hoạt động theo quy định Luật xuất bản 2012. Bên cạnh đó, với xuất bản phẩm đó phải được đăng ký xuất bản trước khi xuất bản.

    2. Cá nhân có được viết sách tự in bán?

    Theo điểm a khoản 2 Điều 10 Luật xuất bản 2012 nghiêm cấm thực hiện các hành vi xuất bản mà không đăng ký, không có quyết định xuất bản hoặc không có giấy phép xuất bản.

    Như vậy hành vi viết sách và tự in bán là hành vi trái với quy định pháp luật về xuất bản sách.

    - Căn cứ theo khoản 3 Điều 4 Luật xuất bản 2012 quy định “Phát hành là việc thông qua một hoặc nhiều hình thức mua, bán, phân phát, tặng, cho, cho thuê, cho mượn, xuất khẩu, nhập khẩu, hội chợ, triển lãm để đưa xuất bản phẩm đến người sử dụng.”

    - Theo khoản 1 Điều 36 Luật xuất bản 2012 quy định về cơ sở phát hành xuất bản phẩm bao gồm doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, hộ kinh doanh xuất bản phẩm (sau đây gọi chung là cơ sở phát hành).

    Theo đó, việc bán sách đến người tiêu dùng phải thông  qua cơ sở phát hành sách. Cá nhân muốn bán sách phải đăng hộ kinh doanh xuất bản phẩm hoặc doanh nghiệp… như quy định phát luật.

    3. Có được tự in bán sách không kinh doanh?

    - Đa số người dân đều hiểu tài liệu không kinh doanh là tài liệu không đem bán, không vì mục đích kinh doanh. Nhưng đó là cách hiểu sai về định nghĩa tài liệu không kinh doanh.

    - Khoản Điều 12 Nghị định 195/2013/NĐ-CP quy định tài liệu không kinh doanh được cấp giấy phép xuất bản theo quy định tại Điều 25 Luật xuất bản 2012  bao gồm:

    a) Tài liệu tuyên truyền, cổ động phục vụ nhiệm vụ chính trị, các ngày kỷ niệm lớn và các sự kiện trọng đại của đất nước;

    b) Tài liệu hướng dẫn học tập và thi hành chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;

    c) Tài liệu hướng dẫn các biện pháp phòng chống thiên tai, dịch bệnh và bảo vệ môi trường

    d) Kỷ yếu hội thảo, hội nghị, ngành nghề của các cơ quan, tổ chức Việt Nam;

    đ) Tài liệu giới thiệu hoạt động của các cơ quan, tổ chức nước ngoài đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam;

    e) Tài liệu lịch sử đảng, chính quyền địa phương; tài liệu phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương sau khi có ý kiến của tổ chức đảng, cơ quan cấp trên.

    Theo đó chỉ những tài liệu được đề cập ở trên mới được coi là tài liệu không kinh doanh. Tuy nhiên việc xuất bản tài liệu không kinh doanh vẫn phải đăng ký với các cơ quan có thẩm quyền theo Điều 25 Luật xuất bản 2012.

    4. Xử phạt thế nào đối với hành vi viết sách rồi tự in bán?

    - Trường hợp cố tình thực hiện hoạt động in hoặc xuất bản tài liệu, sách không được cấp phép về nội dung, không thông qua nhà phát hành thì hành vi này sẽ bị xử phạt vi phạm theo quy định pháp luật tại Nghị định 159/2013/NĐ-CP.

    Cụ thể kheo khoản 4 Điều 19 Nghị định 159/2013/NĐ-CP

    “4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

    a) Xuất bản xuất bản phẩm không có xác nhận đăng ký xuất bản hoặc giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh;

    b) Xuất bản xuất bản phẩm không có quyết định xuất bản;… ”

    - Ngoài ra, hành vi bán sách mà không đăng ký hộ kinh doanh, doanh nghiệp hay hình thức khác được pháp luật cho phép còn bị xử phạt vi phạm hành chính. Cụ thể: 

    Đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

    Đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

    Căn cứ Điều 6 Nghị định 124/2015/NĐ-CP

    Thực tế đã có cá nhân bị xử phạt với hành vi trên. Cụ thể, Huấn 'Hoa Hồng' bị xử phạt 17,5 triệu đồngdo xuất bản lậu hai cuốn sách và tự ý đem bán khi chưa đăng ký kinh doanh. Bạn có thể truy cập vào đây để theo dõi nội dung chi tiết của vụ việc trên. 

    Cập nhật bởi hoamattroi9297 ngày 19/09/2020 10:32:04 SA
     
    5631 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hoamattroi9297 vì bài viết hữu ích
    NguyenThanhNgan123 (19/09/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận