Xử lý tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu có giá trị nhỏ

Chủ đề   RSS   
  • #604140 20/07/2023

    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13688
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 256 lần


    Xử lý tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu có giá trị nhỏ

    Tình huống đặt ra là trong trường hợp kiểm tra bắt giữ 12m3 đất không có hoá đơn và bị xử phạt hành chính về hành vi vận chuyển khoáng sản không có hoá đơn. Tại Quyết định xử phạt có nêu nội dung tịch thu 12m3 đất này. Vậy, trong trường hợp này 12m3 đất sẽ được xử lý theo phương án nào?
     
    Hình thức xử lý tài sản sở hữu toàn dân
     
    Liên quan vấn đề này, trước tiên tại Điều 106 Luật Quản lý tài sản công 2017 có nêu về tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân gồm:
     
    - Tài sản bị tịch thu theo quy định của pháp luật bao gồm: Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu; Vật chứng vụ án, tài sản khác bị tịch thu theo quy định của pháp luật về hình sự, pháp luật về tố tụng hình sự.
     
    - Tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy, tài sản không có người nhận thừa kế, tài sản của quỹ xã hội, tài sản của quỹ từ thiện bị giải thể nhưng không có quỹ khác có cùng mục đích hoạt động nhận tài sản chuyển giao hoặc bị giải thể do hoạt động vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội và tài sản khác thuộc về Nhà nước theo quy định của Bộ luật Dân sự; hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan.
     
    - Tài sản do các chủ sở hữu tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước bao gồm: tài sản do tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hiến, biếu, tặng cho, đóng góp, viện trợ, tài trợ và hình thức chuyển giao quyền sở hữu khác cho Nhà nước Việt Nam.
     
    - Tài sản do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn cho Nhà nước Việt Nam theo cam kết sau khi kết thúc thời hạn hoạt động.
     
    - Tài sản được đầu tư theo hình thức đối tác công tư được chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam theo hợp đồng dự án.
     
    Căn cứ theo các quy định trên, có thể thấy tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu sẽ được xem là tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân. Lúc này, hình thức xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân có hướng dẫn chi tiết tại Điều 109:
     
    - Giao cơ quan quản lý chuyên ngành để quản lý, xử lý theo quy định của pháp luật liên quan đối với vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện đặc chủng, tài sản khác liên quan đến quốc phòng, an ninh; bảo vật quốc gia, cổ vật và vật khác có giá trị lịch sử, văn hoá; hàng lâm sản quý hiếm và tài sản khác có yêu cầu quản lý đặc biệt theo quy định của pháp luật.
     
    - Giao hoặc điều chuyển cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng đối với tài sản được sử dụng làm trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp; phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị.
     
    - Giao hoặc điều chuyển cho đối tượng được giao quản lý đối với tài sản kết cấu hạ tầng.
     
    - Nộp vào ngân sách nhà nước đối với tiền Việt Nam, ngoại tệ.
     
    - Tiêu hủy đối với tài sản không còn giá trị sử dụng hoặc buộc phải tiêu hủy theo quy định của pháp luật.
     
    - Thực hiện bán đối với tài sản không thuộc phạm vi quy định tại các khoản 1, 4 và 5 Điều này; tài sản quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này nhưng không áp dụng hình thức giao, điều chuyển. Việc bán tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu giá, trừ tài sản sau đây được áp dụng hình thức bán trực tiếp: Tài sản là hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng; Tài sản có giá trị nhỏ theo quy định của Chính phủ.
     
    Xử lý tài sản bị tịch thu có giá trị thấp
     
    Dựa theo nội dung đã phân tích ở trên thì đối với giá trị thấp sẽ tiến hành bán chỉ định hoặc niêm yết giá theo Điều 12 Thông tư 57/2018/TT-BTC. Trong đó, tại Điều c Khoản 4 có nêu rõ là nếu không phải tang vật vi phạm hành chính là hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng hay tài sản là hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan thì việc bán chỉ định, niêm yết giá thực hiện theo quy định tại Điều 26, Điều 27 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP:
     
    - Bán tài sản công công khai theo hình thức niêm yết giá được áp dụng đối với tài sản công có nguyên giá theo sổ kế toán dưới 250 triệu đồng/01 đơn vị tài sản và giá trị đánh giá lại từ 10 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng/01 đơn vị tài sản. Hình thức niêm yết giá không được áp dụng trong trường hợp bán trụ sở làm việc, xe ô tô.
     
    - Bán tài sản công theo hình thức chỉ định được áp dụng đối với tài sản công có nguyên giá theo sổ kế toán dưới 250 triệu đồng/01 đơn vị tài sản và giá trị đánh giá lại dưới 10 triệu đồng/01 đơn vị tài sản. Trường hợp cần thiết, cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản quy định tại khoản 3 Điều 23 Nghị định này xem xét, quyết định áp dụng hình thức niêm yết giá.
     
    Căn cứ các quy định trên, khi lượng đất 12m3 có giá trị đánh giá dưới 10 triệu đồng thì có thể áp dụng hình thức bán tài sản theo hình thức chỉ định nêu trên.
     
    1141 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận