Xử lý tài sản đảm bảo là dự án (hình thành từ vốn vay) của Ngân hàng

Chủ đề   RSS   
  • #369726 30/01/2015

    thanhp87

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2012
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Xử lý tài sản đảm bảo là dự án (hình thành từ vốn vay) của Ngân hàng

    Chào Luật sư,

    - Tôi có câu hỏi liên quan:

    +Thứ tự ưu tiên trả nợ đối với việc xử lý tài sản đảm bảo là dự án (hình thành từ vốn vay).?

    - Nội dung:

    + Đối tượng liên quan gồm: Ngân hàng TMCP A (bên cho vay); công ty B (bên vay); công ty C (bên nhận chuyển nhượng dự án); tài sản đảm bảo là dự án (hình thành từ vốn vay), bên chi cục thi hành án dân sự D.

    + Ngân hàng TMCP A cho công ty B vay để thực hiện dự án; tài sản đảm bảo là dự án hình thành từ vốn vay. Do công ty B không có khả năng trả nợ nên bán và chuyển nhượng dự án cho công ty C để trả nợ ngân hàng A.

    + Tài sản đảm bảo là dự án chưa thực hiện hoàn công.

    + Ngân hàng A đã tiến hành khởi kiện ra tòa án để phát mại TSĐB gặp vướng mắc là do tài sản này chưa được làm thủ tục hoàn công. Ngân hàng A đã chủ động tìm người mua là Cty C đồng ý mua lại dự án. (công ty C đã chuyển tiền vào TK công ty B mở tại Ngân hàng A: số tiền không đủ trả nợ gốc +lãi; ngân hàng A đã miễn toàn bộ lãi cho Cty B). Ngân hàng A phối hợp với công ty B và công ty C và các đơn vị liên quan thực hiện các thủ tục hoàn công, xin cấp GCN QSH mới cho tòa nhà (dự án - TSĐB) thực hiện chuyển nhượng tòa nhà cho Công ty C. Trong quá trình kê khai nộp thuế thì gặp vướng mắc đến chi cục thuế Đ: công ty B phải nộp thuế TNDN và thuế VAT đối với dự án.

    Vậy cho tôi hỏi: với số tiền chuyển nhượng tài sản đảm bảo mà ngân hàng A thu được có phải trả thuế TNDV và thuế VAT đối với dự án không (Vì số tiền thu nợ chưa đủ để trả gốc cho ngân hàng). Có phải theo quy định của luật Thi hành án dân sự khi tiến hành xử lý  TSĐB, bên nhận thế chấp được quyền ưu tiên thu nợ trước, sau đó mới đến lượt các bên thi hành án khác.

     

     

     

     

     
    4210 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #591343   25/09/2022

    minhcong99
    minhcong99
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/03/2022
    Tổng số bài viết (438)
    Số điểm: 3985
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 36 lần


    Xử lý tài sản đảm bảo là dự án (hình thành từ vốn vay) của Ngân hàng

    1) Thứ tự ưu tiên thanh toán

    Thứ tự ưu tiên thanh toán nghĩa vụ bằng số tiền thu được từ việc xử lý tài sản bảo đảm chỉ phải đặt ra trong trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ khác nhau.

    Trong trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ khác nhau thì một trong các bên nhận bảo đảm có quyền xừ lý tài sản nếu nghĩa vụ mà họ là bên có quyền đến hạn mà không được thực hiện. Các nghĩa vụ khác tuy chưa đến hạn đều được coi là đến hạn và tất cả các bên cùng nhận bảo đảm đều được tham gia xử lí tài sản. Bên nhận bảo đảm đã thông báo về việc xử lý tài sản có trách nhiệm xử lý tài sản nếu các bên cùng nhận bảo đảm không có thoả thuận khác. Nếu các bên muốn tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn thì có thể thoả thuận về việc bên bảo đảm dùng tài sản khác để bảo đảm việc thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn.

    Khi xử lý tài sản trong trường hợp nói trên cần phải xác định thứ tự ưu tiên thanh toán cho các bên cùng nhận bảo đảm theo quy định tại Điều 308 Bộ luật dân sự năm 2015.

    Điều 308. Thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận tài sản bảo đảm

    1. Khi một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo đảm được xác định như sau:

    a) Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập hiệu lực đối kháng;

    b) Trường hợp có biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba và có biện pháp bảo đảm không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm có hiệu lực đối kháng với người thứ ba được thanh toán trước;

    c) Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập biện pháp bảo đảm.

    2. Thứ tự ưu tiên thanh toán quy định tại khoản 1 Điều này có thể thay đổi, nếu các bên cùng nhận bảo đảm có thỏa thuận thay đổi thứ tự ưu tiên thanh toán cho nhau. Bên thế quyền ưu tiên thanh toán chỉ được ưu tiên thanh toán trong phạm vi bảo đảm của bên mà mình thế quyền.

    Bộ luật dân sự 2015 không quy định cụ thể các Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà chỉ quy định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn minhcong99 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (26/09/2022)