Xử lý Tài sản bảo đảm

Chủ đề   RSS   
  • #416495 23/02/2016

    trungtien.dragon

    Sơ sinh

    Bắc Kạn , Việt Nam
    Tham gia:07/12/2014
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 195
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Xử lý Tài sản bảo đảm

    Mọi người cho mình hỏi: Xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của BLDS 2005 và BLDS 2015 có gì giống và khác nhau;  những điểm mới của BLDS 2015 về xử lý tài sản bảo đảm.

    Mình cảm ơn !!!

     
    14249 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #416514   24/02/2016

    hai8x505
    hai8x505

    Male
    Sơ sinh

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:07/10/2009
    Tổng số bài viết (19)
    Số điểm: 125
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 8 lần


    Chào bạn, dưới đây là những điểm mới của BLDS 2015 quy định về tài sản bảo đảm, nguồn từ bạn  đã tổng hợp, bạn vào đường dẫn này sẽ rõ hơn http://danluat.thuvienphapluat.vn/toan-bo-diem-moi-bo-luat-dan-su-2015-140425.aspx

    191. Hiệu lực đối kháng với người thứ ba

    - Biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba từ khi đăng ký biện pháp bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm nắm giữ hoặc chiếm giữ tài sản bảo đảm.

    - Khi biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì bên nhận bảo đảm được quyền truy đòi tài sản bảo đảm và được quyền thanh toán theo thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận tài sản bảo đảm quy định tại BLDS 2015 và luật khác có liên quan.

    (Căn cứ Điều 297 Bộ luật dân sự 2015)

    192. Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm

    - Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

    - Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thoả thuận hoặc theo quy định của luật.

    - Trường hợp khác do các bên thoả thuận hoặc luật có quy định.

    (Căn cứ Điều 299 Bộ luật dân sự 2015)

    193. Thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm

    - Trước khi xử lý tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm phải thông báo bằng văn bản trong một thời hạn hợp lý về việc xử lý tài sản bảo đảm cho bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm khác.

    Đối với tài sản bảo đảm có nguy cơ bị hư hỏng dẫn đến bị giảm sút giá trị hoặc mất toàn bộ giá trị thì bên nhận bảo đảm có quyền xử lý ngay, đồng thời phải thông báo cho bên bảo đảm và các bên nhận bảo đảm khác về việc xử lý tài sản đó.

    - Trường hợp bên nhận bảo đảm không thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định trên mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên bảo đảm, các bên cùng nhận bảo đảm khác.

    (Căn cứ Điều 300 Bộ luật dân sự 2015)

    194. Giao tài sản bảo đảm để xử lý

    - Người đang giữ tài sản bảo đảm có nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm cho bên nhận bảo đảm để xử lý khi thuộc một trong các trường hợp quy định được xử lý tài sản bảo đảm nêu trên.

    - Trường hợp người đang giữ tài sản không giao tài sản thì bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

    (Căn cứ Điều 301 Bộ luật dân sự 2015)

    195. Quyền nhận lại tài sản bảo đảm

    Trước thời điểm xử lý tài sản bảo đảm mà bên bảo đảm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình đối với bên nhận bảo đảm và thanh toán chi phí phát sinh do việc chậm thực hiện nghĩa vụ thì có quyền nhận lại tài sản đó, trừ trường hợp luật có quy định khác.

    (Căn cứ Điều 302 Bộ luật dân sự 2015)

    196. Phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp

    - Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau đây:

    + Bán đấu giá tài sản.

    + Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản.

    + Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm.

    + Phương thức khác.

    - Trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo quy định trên thì tài sản được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác.

    (Căn cứ Điều 303 Bộ luật dân sự 2015)

    197. Bán tài sản cầm cố, thế chấp

    - Việc bán đấu giá tài sản cầm cố, thế chấp được thực hiện theo quy định pháp luật về bán đấu giá tài sản.

    - Việc tự bán tài sản cầm cố, thế chấp của bên nhận bảo đảm được thực hiện theo quy định về bán tài sản trong BLDS 2015 và quy định sau đây:

    + Việc thanh toán số tiền có được từ việc xử lý tài sản được thực hiện theo quy định (sẽ được đề cập sau).

    + Sau khi có kết quả bán tài sản thì chủ sở hữu tài sản và bên có quyền xử lý tài sản phải thực hiện các thủ tục theo quy định pháp luật để chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua tài sản.

    (Căn cứ Điều 304 Bộ luật dân sự 2015)

    198. Nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm

    - Bên nhận bảo đảm được quyền nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm nếu có thỏa thuận khi xác lập giao dịch bảo đảm.

    - Trường hợp không có thỏa thuận theo quy định trên thì bên nhận bảo đảm chỉ được nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ khi bên bảo đảm đồng ý bằng văn bản.

    - Trường hợp giá trị của tài sản bảo đảm lớn hơn giá trị của nghĩa vụ được bảo đảm thì bên nhận bảo đảm phải thanh toán số tiền chênh lệch đó cho bên bảo đảm; trường hợp giá trị tài sản bảo đảm nhỏ hơn giá trị của nghĩa vụ được bảo đảm thì phần nghĩa vụ chưa được thanh toán trở thành nghĩa vụ không có bảo đảm.

    - Bên bảo đảm có nghĩa vụ thực hiện các thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên nhận bảo đảm theo quy định pháp luật.

    (Căn cứ Điều 305 Bộ luật dân sự 2015)

    199. Định giá tài sản bảo đảm

    - Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận về giá tài sản bảo đảm hoặc định giá thông qua tổ chức định giá tài sản khi xử lý tài sản bảo đảm.

    Trường hợp không có thỏa thuận thì tài sản được định giá thông qua tổ chức định giá tài sản.

    - Việc định giá tài sản bảo đảm phải bảo đảm khách quan, phù hợp với giá thị trường.

    - Tổ chức định giá phải BTTH nếu có hành vi trái pháp luật mà gây thiệt hại cho bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm trong quá trình định giá tài sản bảo đảm.

    (Căn cứ Điều 306 Bộ luật dân sự 2015)

    200. Thanh toán số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp

    - Số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp được thanh toán theo thứ tự ưu tiên quy định (sẽ được đề cập tại mục tiếp theo).

    - Trường hợp số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp lớn hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì số tiền chênh lệch phải được trả cho bên bảo đảm.

    - Trường hợp số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì phần nghĩa vụ chưa được thanh toán được xác định là nghĩa vụ không có bảo đảm, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bổ sung tài sản bảo đảm. Bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ được bảo đảm phải thực hiện phần nghĩa vụ chưa được thanh toán.

    (Căn cứ Điều 307 Bộ luật dân sự 2015)

    luatsuhohai@gmail.com

    Điện thoại di động: 0909832393

    Địa chỉ: 80 Mai Xuân Thưởng - Thành phố Quy Nhơn - Tỉnh Bình Định

     
    Báo quản trị |  
  • #496069   04/07/2018

    coxcomb_hn
    coxcomb_hn

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:15/02/2014
    Tổng số bài viết (24)
    Số điểm: 270
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 5 lần


    Xử lý tài sản bảo đảm khi bên bảo đảm đã ly hôn

    Mình có một trường hợp rất mong mọi người đóng góp ý kiến giải quyết.

    A và B ký hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất của 2 vợ chồng bảo đảm khoản vay cho cty C mà A là chủ sở hữu công ty vào năm 2009. Năm 2010 A và B thuận tình ly hôn, trong đó có việc A và B thỏa thuận phân chia tài sản chung mà không yêu cầu tòa án giải quyết, việc thỏa thuận trên chỉ là thỏa thuận miệng. Sau khi ly hôn, thực tế quyền sử dụng đất trên do B cùng 2 người con quản lý và sử dụng, công ty C vẫn do A là chủ sở hữu. Đến 2018, Ngân hàng ra Thông báo xử lý tài sản bảo đảm do công ty C không thanh toán được khoản nợ.

    Vậy trong trường hợp này, B có còn có nghĩa vụ bảo đảm cho khoản vay của công ty C nữa hay không trong khi A và B đã ly hôn?

    Rất mong nhận được ý kiến của mọi người.

     

    Email: hiennguyenvan173@gmail.com

    Phone: 09686.13.246

     
    Báo quản trị |