Xử lý nhân viên nghỉ không phép nhiều ngày trong 01 năm

Chủ đề   RSS   
  • #507987 19/11/2018

    kieusubin02

    Sơ sinh

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:13/12/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Xử lý nhân viên nghỉ không phép nhiều ngày trong 01 năm

    Xin cho hỏi 

    Cty tôi có rất nhiều nhân viên thường xuyên nghỉ không phép, tổng kết theo tháng thì ko đủ 05 ngày / tháng, tính theo năm thì chỉ klhoang3 18,19 ngày/ năm. Và họ nghỉ như vậy liên tục mấy năm, cty tôi muốn xử lý kỷ luật sa thải nhân viên này nhưng không đủ căn cứ để xử lý, mà để họ tiếp tục làm việc thì rất khó chịu. Vậy xin luật sư tư vấn giúp có cách nào xử lý những nhân viên này không ? Xin cảm ơn

     
    3039 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #508004   19/11/2018

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Theo Điều 126 BLLĐ 2012 quy định áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải như sau:

    “Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong những trường hợp sau đây:

    3. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng

    Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động”.

    Khoản này được hướng dẫn tại Điều 31 Nghị định 05/2015/NĐ-CP:

    “Điều 31. Kỷ luật sa thải đối với người lao động tự ý bỏ việc 

    1. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải đối với người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày làm việc cộng dồn trong phạm vi 30 ngày kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc hoặc 20 ngày làm việc cộng đồn trong phạm vi 365 ngày kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng. 

    2. Người lao động nghỉ việc có lý do chính đáng trong các trường hợp sau: 

    a) Do thiên tai, hỏa hoạn; 

    b) Bản thân, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố vợ, mẹ vợ, bố chồng, mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi hợp pháp bị ốm có giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật; 

    c) Các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động”.

    Như vậy, theo thông tin bạn cũng cấp, tính theo năm nhân viên làm việc chỉ khoảng 318,19 ngày/ năm mà nghỉ không có lý do chính đáng cũng như không xin phép công ty thì căn cứ vào những điều khoản này công ty được phép sa thải người đó. Trong trường hợp còn thắc mắc hoặc có các trường hợp vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn, các bạn hãy gọi 1900 6280 liên lạc với luật sư để được tư vấn cụ thể hơn nhé.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn thanhtungrcc vì bài viết hữu ích
    dococo10law (20/11/2018) kieusubin02 (22/11/2018) thuytecapro (08/01/2019)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

Email: luatsuthanhtung@gmail.com;