Hiện tại mình đang bị vướng mắc trường hợp ủy quyền nhận tiền của văn phòng đại diện. Cụ thể, Công ty Singapore thành lập văn phòng đại diện (VPĐD) tại Việt Nam. VPĐD cần nhận tiền để chi tiêu hàng tháng tuy nhiên cty tại Sing nếu gửi tiền trực tiếp về VPĐD tại Việt Nam thì tốn phí rất cao nên muốn ủy quyền gửi cho tài khoản cá nhân (giám đốc). Sau đó giám đốc sẽ chuyển ngược chi phí vào tài khoản công ty. Như vậy có hợp lệ không?
Mình có tìm hiểu thì thấy việc ủy quyền nhận thì về bản chất người giám đốc chỉ là đại diện theo ủy quyền của công ty nhận khoản tiền từ nước ngoài, chủ thể nhận vẫn là VPĐD, chứ việc ủy quyền không đồng nghĩa với việc công ty ở nước ngoài chuyển tiền cho giám đốc. Cá nhân này ở đây chỉ là thay mặt VPĐD nhận, phần phí nhận vẫn xác định cho VPĐD chứ không xác định cho cá nhân. Việc tính phí cho cá nhân chi áp dụng khi công ty nước ngoài chuyển khoản tiền "cho" cá nhân mà thôi.
Điều 8. Chuyển tiền một chiều
1. Ngoại tệ của người cư trú là tổ chức ở Việt Nam thu được từ các khoản chuyển tiền một chiều phải được chuyển vào tài khoản ngoại tệ mở tại tổ chức tín dụng được phép hoặc bán cho tổ chức tín dụng được phép.
2. Ngoại tệ của người cư trú là cá nhân ở Việt Nam thu được từ các khoản chuyển tiền một chiều được sử dụng cho mục đích cất giữ, mang theo người, gửi vào tài khoản ngoại tệ mở tại tổ chức tín dụng được phép hoặc bán cho tổ chức tín dụng được phép; trường hợp là công dân Việt Nam thì được gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép...
Căn cứ quy định trên, ngoại tệ của cá nhân cư trú tại Việt Nam nhận từ công ty ở nước ngoài chỉ được cất giữ, mang theo người, gửi vào tài khoản ngoại tệ mở tại tổ chức tín dụng được phép hoặc bán cho tổ chức tín dụng được phép. Do đó, việc cá nhân nhận tiền ngoại tệ xong rồi chuyển cho văn phòng đại diện là không phù hợp quy định trên, kéo theo hành vi của cá nhân giám đốc khi chuyển cho VPĐD sẽ là vi phạm pháp luật và có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
Mọi người ai có cách lập luận hay hơn thì cùng chia sẻ nhé!