Xử lý kỷ luật sa thải hay đơn phương chấm dứt hợp đồng?

Chủ đề   RSS   
  • #519695 31/05/2019

    Xử lý kỷ luật sa thải hay đơn phương chấm dứt hợp đồng?

    Em muốn tư vấn một trường hợp như sau
    - Công ty em có một trường hợp như sau: người lao động tự ý nghỈ việc từ 14/04/2019 đến nay, không liên lạc được, gửi giấy mời về gia đình-gia đình báo lại là không liên lạc được hiện không có thông tin gì về NLĐ, hiện tại không một ai liên lạc được với người này.
    Kỳ lương tháng 4 công ty hiện chấm công là nghỉ việc riêng không hưởng lương
    Trong tháng 5 công ty tạm ra quyết định đình chỉ
    Xin cho em hỏi, trường hợp này nếu công ty ra quyết định sa thải (Căn cứ Điều 123 bộ luật lao động 2012) là đúng luật đúng không, vậy một thời gian sau NLD quay trở lại và chứng minh lý do mất tích thÌ công ty có xử lý sai không.
    Nếu không xử lý sa thải, công ty có được quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo 1a điều 38 bộ luật lao động 2012 không ạ  

    -----------------

    Thứ nhất, căn cứ tại Khoản 3 Điều 126 Bộ luật lao động 2012 quy định về áp dụng hình thức xử lý ký luật sa thải, như sau:

    “ Điều 126: Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải

    3. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.

    Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.”

     

    Theo đó, trong trường hợp này người lao động đã tự ý nghỉ quá 05 ngày làm việc công dồn trong vòng 30 ngày kể từ ngày nghỉ đầu tiên và công ty bạn có quyền áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải đối với người lao động này.

    Tuy nhiên, việc sa thải phải được thực hiện theo nguyên tắc, trình tự được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 123 Bộ luật lao động 2012 là phải có mặt của người lao động để tự bào chữa, nhờ luật sư bào chữa hoặc người khác bào chữa cho lỗi của mình trong cuộc họp xử lý kỷ luật lao động. Chị phải thông báo cho người lao động bằng văn bản và phải đảm bảo người lao động nhận được thông báo trước khi diễn ra cuộc họp. Nếu thông báo 03 lần bằng văn bản mà người lao động vẫn không có mặt thì công ty vẫn tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động.

    Theo đó, không thể xử lý kỷ luật lao động với người lao động trong thời gian này.

     

    Thứ hai, tại điểm a khoản 1 Điều 38 Bộ luật lao động 2012 quy định:

    “Điều 38. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động

    1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:

    a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

    …”

    Hiện tại pháp luật chưa quy định cụ thể về mức độ thường xuyên không hoàn thành công việc, để có cơ sở đánh giá mức độ hoàn thành công việc sẽ căn cứ vào quy chế của công ty với cụ thể các tiêu chí đánh giá.

    Do đó, nếu trong quy chế nội bộ có quy định về việc tự ý nghỉ bất ngờ, trong thời gian dài làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc và phải chứng minh được việc đó thì công ty chị mới được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động này.

     

    Như vậy, trong trường hợp này, không thể áp dụng hình thức xử lý kỷ luật hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nếu không có quy định chi tiết trong quy chế nội bộ.

    Các bạn nghĩ thế nào???

     
    13326 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phuongdung003 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (01/06/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #519706   31/05/2019

    haihongnguyen
    haihongnguyen

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/05/2019
    Tổng số bài viết (92)
    Số điểm: 757
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 28 lần


    Trường hợp này sa thải bình thường, bởi vì người lao động không có căn cứ để kiện công ty. Đồng thời công ty bạn cũng có đầy đủ căn cứ để không phải thực hiện các nghĩa vụ đối với NLĐ như đóng BHXH, BYT, BHTNNN...

     
    Báo quản trị |  
  • #519789   31/05/2019

    levy94
    levy94

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/05/2019
    Tổng số bài viết (80)
    Số điểm: 425
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 11 lần


    Trường hợp này có thể áp dụng hình thức kỷ luật sa thải theo quy định tại khoản 3 Điều 126 Bộ luật Lao động 2014. Vì rõ ràng người lao động có hành vi nghỉ việc không có lý do chính đáng quá thời gian quy định. Và như bạn nói áp dụng quy trình sa thải, người sử dụng lao động thông báo 3 lần cho người lao động đó thì đã có thể áp dụng hình thức sa thải, dù sau này người lao động chứng minh mất tích mình vẫn không làm sai luật

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn levy94 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (10/06/2019)
  • #520258   09/06/2019

    Tại khoản 12 Điều 1 Nghị định 148/2018/NĐ-CP (sửa đổi Điều 30 Nghị định 05/2015/NĐ-CP) có quy định phải đảm bảo các thành phần tham dự cuộc họp xử lý kỷ luật lao động nhận được thông báo trước khi diễn ra cuộc họp.
     
    Trong trường hợp trên, có thông tin thể hiện rõ là không liên lạc được và được gia đình phản hồi thông tin cũng không liên lạc được. 
    Nếu vẫn tiến hành xử lý kỷ luật thì có đúng không?
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phuongdung003 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (10/06/2019)
  • #520265   09/06/2019

    Tinh1445
    Tinh1445
    Top 150
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2019
    Tổng số bài viết (505)
    Số điểm: 8981
    Cảm ơn: 52
    Được cảm ơn 167 lần


    Mình không hiểu cái vụ người lao động quay trở về sau vài tháng và chứng mình lý do mình mất tích như thế nào nhỉ? Nghe có vẻ cứ vi diệu sao sao á. Còn việc dù mất tích thật đi chăng nữa thì cũng bị cho nghỉ việc do nghỉ quá 5 ngày theo quy định, rồi cũng ảnh hưởng tới công ty bao nhiêu. Xui khi bị mất tích nhưng không thể bắt công ty nhận lại vào làm việc. Biết đâu mấy bữa lại mất tích nữa, kkk

     
    Báo quản trị |  
  • #521522   24/06/2019

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2032)
    Số điểm: 14891
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 322 lần


    Liên quan đến nội dung bạn đề cập mình có một số ý kiến:

    Thứ nhất, trong nội dung bạn có nói về “Nếu thông báo 03 lần bằng văn bản mà người lao động vẫn không có mặt thì công ty vẫn tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động.” Nhưng theo mình được biết quy định mới tại Nghị định 148/2018/NĐ-CP sửa đổi một số nội dung tại Nghị định 05/2015/NĐ-CP đã bỏ quy định về việc thông báo 03 lần rồi, quy định hiện nay chỉ cần có thông báo về cuộc họp xử lý kỷ luật lao động và đảm bảo các thành phần này nhận được thông báo trước khi diễn ra cuộc họp (không cần thông báo 03 lần nữa).

    Thứ hai, trước đây có Công văn số 646/LĐTBXH-CSLĐVL ngày 6/03/2003 về việc tự ý bỏ việc 05 ngày trở lên trong tháng với tinh thần hướng dẫn như sau:

    “2. Khi người lao động tự ý bỏ việc liên tục từ 5 ngày trở lên mà không có lý do chính đáng, thì người sử dụng lao động gửi văn bản thông báo cho người lao động đến nơi làm việc để xem xét mối quan hệ lao động:

    a. Nếu trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, người lao động đến nơi làm việc để đạt nguyện vọng được tiếp tục làm việc, thì người sử dụng lao động bố trí việc làm cho người lao động và tiến hành xử lý kỷ luật lao động.

    b. Nếu quá thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, người lao động không đến nơi làm việc và không báo cáo lý do vắng mặt, thì người sử dụng lao động trao đổi, thống nhất với Ban chấp hành công đoàn cơ sở, báo cáo cơ quan quản lý Nhà nước về lao động địa phương biết và xử lý như trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật./. "

    Như vậy, trong trường hợp này để xử lý kỷ luật là khó vì như bạn nêu là người đó không rõ tung tích, gia đình cũng không biết tung tích luôn vậy cơ sở để xác nhận người lao động đã nhận được thông báo về việc xử lý kỷ luật như thế nào? (vì có yêu cầu phải đảm bảo người lao động hoặc người bào chữa nhận được thông báo).

    Mình có thể áp dụng xử lý như trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật theo hướng dẫn nêu trên. Tuy nhiên, vì văn bản này đã lâu rồi nên tốt nhất nên liên hệ tới cơ quan quản lý lao động để được hướng dẫn cụ thể các giải quyết.

     

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn linhtrang123456 vì bài viết hữu ích
    cnhp2 (28/10/2019) ThanhLongLS (25/06/2019)
  • #523995   28/07/2019

    Trường hợp trên là do ngngười lao động tự động nghỉ việc mà không có lý do và trong trường hợp trên khi co việc gia đình gấp cũng không đt thông báo và công ty đã tìm cách liên lạc nhưng không được. Như vậy trong tình huống trên lỗi là thuộc về người lao động.

    Căn cứ vào Khoản 3 Điều 126 BLLĐ 2012 thì công ty có quyền xa thải đối với trường hợp người lao động tự ý bỏ việc cộng đồn 5 ngày kể tự ngày nghỉ đầu tiên. 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhthuc30 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (29/07/2019)
  • #533685   27/11/2019

    lananh8998
    lananh8998
    Top 150
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/11/2019
    Tổng số bài viết (511)
    Số điểm: 3375
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 74 lần


    Trong trường hợp này có thể áp hình thức sa thải căn cứ theo khoản 3 Điều 126 Bộ luật Lao động 2012  khi người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng không có lý do chính đáng. Còn việc áp hình thức đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động theo điểm a khoản 1 Điều 38 BLLĐ 2012 đó sẽ phức tạp hơn, phải chứng minh việc người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng và phải đưa ra quy chế của công ty có quy định về định mức yêu cầu công việc.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lananh8998 vì bài viết hữu ích
    minhhiephrm (15/10/2020)
  • #560527   15/10/2020

    lananh8998 viết:

    Trong trường hợp này có thể áp hình thức sa thải căn cứ theo khoản 3 Điều 126 Bộ luật Lao động 2012  khi người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng không có lý do chính đáng. Còn việc áp hình thức đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động theo điểm a khoản 1 Điều 38 BLLĐ 2012 đó sẽ phức tạp hơn, phải chứng minh việc người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng và phải đưa ra quy chế của công ty có quy định về định mức yêu cầu công việc.

    Cảm ơn bạn.

    Nếu trường hợp này công ty sa thải, thì người lao động có phải bồi thường gì không?

     

     
    Báo quản trị |  
  • #560534   15/10/2020

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14971)
    Số điểm: 100050
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    minhhiephrm viết:

    Cảm ơn bạn.

    Nếu trường hợp này công ty sa thải, thì người lao động có phải bồi thường gì không?

    Không

     
    Báo quản trị |