Trong trường hợp người lao động vắng mặt không phép từ 5 ngày làm việc trở lên trong tháng đã vi phạm luật lao động và công ty có những quyền hạn nào về xử lý kỷ luật đối với trường hợp này? Và khi quay lại làm việc thì NLĐ lại muốn nghỉ việc chứ không tiếp tục làm việc tại cty thì NLĐ vi phạm về đơn phương chấm dứt hợp đồng và phải bồi thường cho DN 1/2 tháng lương theo hợp đồng không? Công ty nên xử lý như thế nào?
Về vấn đề này, mình xin nêu ý kiến cá nhân:
Trường hợp người lao động tự ý nghỉ việc 05 ngày cộng dồn trong một tháng mà không có lý do chính đáng thì công ty có quyền xử lý kỷ luật sa thải căn cứ khoản 3 Điều 126 Bộ Luật lao động 2012 và Nội quy lao động của công ty. Tuy nhiên, xử lý kỷ luật sa thải đòi hỏi phải tuân thủ trình tự, thủ tục rất chặt chẽ và công ty phải có Nội quy lao động đã đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.
Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật, thời hiệu xử lý... có quy định tại Điều 123 đến điều 129 Bộ Luật lao động 2012; Điều 29, 30, 31 Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động; Điều 11, 12, 13 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH.
Trường hợp người lao động quay lại làm việc nhưng sau đó báo công ty là nghỉ luôn mà không tuân thủ quy định tại điều 37 Bộ luật lao động 2012 (về lý do chấm dứt hợp đồng, về thời hạn báo trước) là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Trường hợp này người lao động phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng lương và tiền lương trong khoảng thời gian không báo trước căn cứ điều 43 Bộ Luật lao động 2012. Việc thực hiện bồi thường do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết, không ty không nên làm thủ tục kỷ luật sa thải trong trường hợp này.