Xử lý hình sự đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng tin nhắn trên điện thoại di động! (Bài thi Vòng 2 _ Hanghell)

Chủ đề   RSS   
  • #84388 22/02/2011

    hanghell
    Top 75
    Lớp 8

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:27/11/2010
    Tổng số bài viết (874)
    Số điểm: 11042
    Cảm ơn: 522
    Được cảm ơn 426 lần


    Xử lý hình sự đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng tin nhắn trên điện thoại di động! (Bài thi Vòng 2 _ Hanghell)

    Thân chào toàn thể các thành viên cộng đồng Dân Luật!

    Dưới đây là chủ đề của #0070c0;">Hanghell cho vòng hai cuộc thi Dân Luật cùng vui: Xử lý hình sự đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng tin nhắn.

    Dân Luật thân mến! Chắc hẳn trong tất cả chúng ta khi sử dụng một vật dụng mà đối với nhiều người gọi là vật bất ly thân: điện thoại thì ai cũng đã hơn một lần được nhận các tin nhắn với nội dung như: chúc mừng bạn chủ thuê bao số 0123…..bạn đã trúng một giải thưởng của chương trình khuyến mại …..để xác nhận giải thưởng bạn hãy nhắn tin theo cú pháp: ABC… gửi tới XYZ…. Hoặc một số tin nhắn còn có trình độ “lừa” cao hơn ví dụ như bạn đã được thuê bao số bao nhiêu đó gửi tặng món quà âm nhạc. Để thưởng thức quà tặng của mình bạn hãy soạn tin theo cú pháp ABC….gửi đến tổng đài 87xx….

    Cái này chắc đã quá quen thuộc với các bạn rồi phải không nhỉ? Và mình cũng dám chắc rằng các thành viên của dân luật đều sẽ có không ít thì nhiều đã từng bị và bị mất một số tiền nào đó bởi chiêu bài này rồi phải không ạ?

    Như Hanghell đã nêu ở trên vấn đề mà mình muốn đưa ra đây chính là một đề xuất của hanghell muốn đưa việc xử lý tội phạm lừa đảo bằng tin nhắn vào một điều luật do luật hình sự điều chỉnh. Ở đây cho phép hanghell chỉ đề cập đến vấn đề lừa đảo bằng tin nhắn điện thoại di động thôi nhé. Năng lực có hạn không dám bàn nhiều đến các lĩnh vực khác rộng lớn hơn.

    Như chúng ta đều  biết rằng điều 139 Bộ Luật Hình Sự Việt Nam năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 đã có quy định về “tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Thông tư 02/2001 thông tư liên tịch của TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP hướng dẫn thi hành chương “tội xâm phạm về sở hữu”. Tuy nhiên theo cách nhìn nhận của riêng bản thân em thì cần có những quy định cụ thể hơn nữa về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên lĩnh vực công nghệ thông tin mà cụ thể ở đây là hanghell đề xuất về một lĩnh vực nhỏ trong nhóm lớn ấy đó chính là xử lý hình sự đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua tin nhắn di động. Bởi vì ngày nay trong khi mà xã hội càng ngày càng phát triển, công nghệ thông tin càng có những bước tiến lớn thì tội phạm trong lĩnh vực này cũng càng ngày càng nhiều càng trở nên tinh vi và nguy hiểm hơn. trong khi đó theo cảm nhận chủ quan của bản thân hanghell thì việc nhà nước chúng ta quản lý những vấn đề này hình như là chưa được chặt khiến cho nhiều loại tội phạm nhân cơ hội đó mà "mọc lên như nấm sau mưa", khiến cho việc quản lý điều hành xã hội gặp nhiều vướng mắc như tình trạng không có luật hay luật không quy định cụ thể....

    Theo luật chung thì việc xử lý vi phạm hành chính hay việc xử lý hình sự thì căn cứ vào tính chất mức độ của hành vi cấu thành.

    Về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua tin nhắn điện thoại em xin đưa ra một số căn cứ lý luận mà hanghell cho rằng nên xử lý hình sự sau:

    Thứ nhất thì rõ ràng đây là hành vi gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội. tuy rằng việc lừa đảo qua tin nhắn thì cũng chỉ thiệt hại mỗi người một lần 15- 50 000 VND. Tuy nhiên mỗi một lần tội phạm thực hiện thì có rất nhiều đối tượng bị thiệt hại về tài sản. Đó là về mặt vật chất, về mặt tinh thần của nạn nhân cũng bị ảnh hưởng lớn ví dụ như làm mất thời gian của nhiều người, có thể gây rối hay làm ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của nhiều đối tượng khác nhau.

    Thứ hai đây là loại tội phạm có tổ chức.

    Thứ ba việc lừa đảo qua tin nhắn điện thoại theo hanghell là tội phạm có tính chất chuyên nghiệp. Kẻ phạm tội sử dụng nhiều máy móc công nghệ hiện đại để phục vụ cho việc lừa đảo của mình. Có thể nói những phần tử phạm tội đều là những người thông minh thông thạo sử dụng các thiết bị công nghệ hiện đại để phục vụ cho “sự nghiệp lừa đảo” của mình.

    Thứ tư là tội phạm được thực hiện với ý thức chủ quan, cố ý vi phạm, thực hiện nhiều lần. Do đặc thù đây là tội phạm liên quan đến vấn đề lừa đảo qua tin nhắn nên tội phạm có thể thực hiện một cách dễ dàng mặt khác thì do tâm lý của chúng ta thường là không để ý mấy đến việc đó nên thường là không có người tố giác tội phạm làm cho tội phạm được dịp “lấn tới” nên thực hiện nhiều lần.

    Trên đây là ý kiến chủ quan của em – một sinh viên luật năm hai chưa có nhiều kiến thức về luật chưa có kinh nghiệm sống. Chắc chắn rằng bài viết còn nhiều chỗ sai và thiếu sót. Vì vậy em mong muốn sẽ được nhận những ý kiến phản hồi và đóng góp của các anh, chị và các bạn sinh viên cho bài viết được đúng và đầy đủ hơn. Cũng như là một cơ hội tốt cho hanghell được giao lưu gặp gỡ và học hỏi các bậc tiền bối, các anh chị các bạn diễn đàn nói chung và trong cuộc thi này nói riêng. Đối với bản thân em cũng đã là một thành công quý báu của hanghell rồi.

    Cuối cùng là cho Hanghell gửi tới tất cả các bạn tham gia cuộc thi lời chúc vui vẻ và thành công đối với cuộc thi cũng như là trong cuộc sống riêng của mỗi người!

     
    17809 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hanghell vì bài viết hữu ích
    admin (22/02/2011)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #84565   22/02/2011

    hasosa
    hasosa
    Top 200
    Male
    Lớp 5

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2010
    Tổng số bài viết (480)
    Số điểm: 6889
    Cảm ơn: 158
    Được cảm ơn 136 lần


    Xin chào Hanghell!
    Về chủ đề của bạn tôi có ý kiến như sau:
    - Như vậy là bạn đang cho rằng Bộ luật hình sự hiện hành không thể xử lý ngay được hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua tin nhắn điện thoại mà bạn đề cập, nên phải đưa chi tiết hành vi này thành tội riêng trong BLHS? Việc này là không cần thiết vì đơn giản hành vi này đã được quy định chung trong Bộ luật hình sự là Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản rồi. Bạn có đề cập là hành vi này gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội, vì mỗi lần lừa đảo là nhiều đối tượng bị hại và cộng dồn vào thì số tiền lừa đảo sẽ lớn...; tôi cũng đồng ý là vậy nhưng như thế cũng đã cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản rồi còn gì? Do đó không cần thiết phải quy định thêm tội mới; vấn đề theo tôi là nằm ở chỗ khác như xác định chứng cứ thế nào,...
    - Mặt khác hiểu theo cách của bạn thì Bộ luật hình sự của chúng ta sẽ mở rộng và đồ sộ quá mức cần thiết vì phải đưa chi tiết nhiều tội dạng như Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng tin nhắn điện thoại mà bạn đã nêu.

    3 điều làm nên giá trị con người: Siêng năng – Chân thành – Thành đạt

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hasosa vì bài viết hữu ích
    hanghell (23/02/2011)
  • #84577   22/02/2011

    hanghell
    hanghell
    Top 75
    Lớp 8

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:27/11/2010
    Tổng số bài viết (874)
    Số điểm: 11042
    Cảm ơn: 522
    Được cảm ơn 426 lần


    Thân chào #0070c0;">hasosa!

    Đầu tiên hanghell chân thành cảm ơn #0070c0;">hasosa đã đọc và còn phản hồi bài viết của hanghell. 

    Về vấn đề góp ý của hasosa em xin có phản hồi lại như sau:

    - Thứ nhất không phải là hanghell cho là  "Bộ luật hình sự hiện hành không thể xử lý ngay được hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua tin nhắn điện thoại" bởi vì thực tế trên bài viết  hh cũng đã trích điều 139 của BLHS về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản rồi. Thực ra nếu xét về bản chất thì đây là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản rồi.

    Mặt khác nữa thì thực tế theo ý kiến chủ quan của hanghell thì ngày nay trên lĩnh vực xử lý vi phạm về lĩnh vực này chủ yếu là xử lý bằng hành chính. Do một số lý do mà HH nêu ở trên cho nên hh nghĩ cần xử lý hình sự đối với những vấn đề này rõ ràng xử lý hành chính thì không được hiệu quả và chưa được thật sự hiệu quả không mang tính răn đe.

    Vì vậy ý kiến của hanghell ở đây chính là muốn đề xuất ý kiến của mình về việc nên đưa tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực công nghệ thông tin thành một điều luật riêng.

    Vì vấn đề quá rộng nên hh chỉ nêu một vấn đề nhỏ trong cụm vấn đề lớn đó coi như là một ví dụ để làm đề xuất tham gia cuộc thi với mong muốn nhận được đóng góp của Dân Luật mà thôi.

    Đúng là nếu đưa thêm vào thì quả thật BLHS sẽ trở nên đồ sộ nhưng em nghĩ giữa việc quy định làm cho bộ luật đồ sộ một tí với việc quy định giúp cho việc quản lý xã hội được hiệu quả hơn, giúp cho cơ quan chức năng có cơ sở để làm tốt hơn nữa nhiệm vụ cao cả của mình đồng thời răn đe tốt hơn tội phạm trong thời đại kinh tế thị trường thì có lẽ là chúng ta nên xem xét đến lý do thứ hai nhiều hơn.

    Mong nhận được nhiều ý kiến hơn nữa của các thành viên.

    Thân ái!
     
    Báo quản trị |  
  • #84708   23/02/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Thân chào Hanghell!

    Quả thật QQ khá bất ngờ khi đọc bào viết của bạn, 1 sinh viên năm 2 mà có thể viết được 1 bài khá tốt như thế này. đã phản ánh được 1 phần những nhức nhối của người tiêu dùng hiện nay.


    QQ xin có 1 số ý kiến như sau:

    Thứ nhất, với những hành vi thế này thì hiện nay điều 139 của BLHS đã xử được rồi và thực tế đã có nhiều vụ án về vấn đề này, tuy nhiên số lượng bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì quá ít.

    Thứ hai QQ xin bổ sung ý thứ 2 của bài HH là "Thứ hai đây là loại tội phạm có tổ chức."

    Tội phạm này có đến 99% là phạm tội có tổ chức rồi vì nó cần có rất nhiều điều kiện để thực hiện hành vi này, cần có sự bàn bạc, phối hợp thống nhất...mới có thể lừa đảo được.

    QQ nghĩ bài viết của HH sẽ hoàn thiện hơn nếu như HH bổ sung thêm nguyên nhân có thực trạng trên đó là:
    Tại sao chúng ta chưa xử nghiêm được các hành vi trên?
    Tại sao hành vi trên vẫn hiện hữu từng ngày?
    Trách nhiệm quản lý thi trường thế nào?những chứng cứ buộc tội về tội phạm này thế nào?dễ hay khó?
    Những ai có khả năng để phạm tội này? những người dân bình thường thì có thể hay không?liệu có sự bao che, có sự tiếp tay của những người trong cuộc không?

    Tại sao Bộ VH-DL đã có quy định các thuê bao phải đăng ký mà trên thị trường vẫn có việc bán sim khuyến mãi trôi nỗi, không có  đăng ký..đến khi có sự vi phạm thì liệu chúng ta có thể tìm ra thủ phạm là ai không?..

    Trách nhiệm chính thuộc về ai?

    Đôi lời góp ý cùng HH, chúc HH may mắn nhậ được giải  thưởng!

    Thân!
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn QuyetQuyen945 vì bài viết hữu ích
    hanghell (23/02/2011)
  • #84732   23/02/2011

    hanghell
    hanghell
    Top 75
    Lớp 8

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:27/11/2010
    Tổng số bài viết (874)
    Số điểm: 11042
    Cảm ơn: 522
    Được cảm ơn 426 lần


    QuyetQuyen945 viết:
    Thân chào Hanghell!
     QQ nghĩ bài viết của HH sẽ hoàn thiện hơn nếu như HH bổ sung thêm nguyên nhân có thực trạng trên đó là:
    Tại sao chúng ta chưa xử nghiêm được các hành vi trên?
    Tại sao hành vi trên vẫn hiện hữu từng ngày?
    Trách nhiệm quản lý thi trường thế nào?những chứng cứ buộc tội về tội phạm này thế nào?dễ hay khó?
    Những ai có khả năng để phạm tội này? những người dân bình thường thì có thể hay không?liệu có sự bao che, có sự tiếp tay của những người trong cuộc không?
     Tại sao Bộ VH-DL đã có quy định các thuê bao phải đăng ký mà trên thị trường vẫn có việc bán sim khuyến mãi trôi nỗi, không có  đăng ký..đến khi có sự vi phạm thì liệu chúng ta có thể tìm ra thủ phạm là ai không?..
     Trách nhiệm chính thuộc về ai?
     Đôi lời góp ý cùng HH, chúc HH may mắn nhậ được giải  thưởng!
     Thân!

    QuyetQuyen945 thân mến!

    Chân thành cảm ơn bạn đã đọc và thảo luận với chủ đề của hh. Đặc biệt là rất vui khi được bạn đánh giá hơi cao về năng lực của mình

    Thực sự những góp ý của bạn đã bổ sung cho bài viết sơ sài của hh rất nhiều.

    Với những góp ý đó hh trả lời bạn như sau:

    - thứ nhất là “Tại sao chúng ta chưa xử nghiêm được các hành vi trên?”(QQ)

    Bởi vì đây là tội phạm trên lĩnh vực CNTT nên việc phát hiện tương đối khó, lại ít người tố giác (còn gọi là tội phạm thông minh hh cũng có đề cập trên bài viết ), đặc biệt là do chúng ta chưa có luật hướng dẫn cụ thể về vấn đề này. Rõ ràng BLHS tại điều 139 hay 226b thì đều có quy định nhưng việc quy định tại những điều luật đó thực sự là chưa cụ thể dẫn đến những cách hiểu máy móc và khó khăn cho việc áp dụng.

    - thứ hai: “Tại sao hành vi trên vẫn hiện hữu từng ngày? cái này chính là hậu quả của vấn đề trên tức là do chúng ta chưa xử lý nghiêm minh và do xu thế phát triển với tốc độ nhanh chóng của xã hội ngày nay về lĩnh vực CNTT nữa. Như vậy việc phát trển này sẽ song song dẫn đến hậu quả của việc tội phạm xuất hiện ngày càng nhiều và ngày càng thông minh.

    - thứ ba: Trách nhiệm quản lý thi trường thế nào?những chứng cứ buộc tội về tội phạm này thế nào?dễ hay khó?
    Những ai có khả năng để phạm tội này? những người dân bình thường thì có thể hay không?liệu có sự bao che, có sự tiếp tay của những người trong cuộc không?
    Tại sao Bộ VH-DL đã có quy định các thuê bao phải đăng ký mà trên thị trường vẫn có việc bán sim khuyến mãi trôi nổi, không có  đăng ký..đến khi có sự vi phạm thì liệu chúng ta có thể tìm ra thủ phạm là ai không?..

    Tất cả những thực trạng mà bạn nói theo mình đây là nguyên nhân cơ bản góp phần tạo điều kiện cho sự phạm tội lừa đảo này càng có cơ hội được thực hiện và khiến cho việc phát hiện xử lý càng thêm khó khăn hơn nữa. Ở đây lại một lần nữa cho thấy sự không nghiêm khắc cũng như là sự thiếu cơ chế xử lý của luật Việt. Tuy nhiên đây là việc có thể giải thích được khi mà bộ luật hình sự Việt Nam đã xây dựng cách đây hơn 10 năm được sửa đổi một ít vào năm 2009 cũng chỉ cách đây chưa đến hai năm. Cho nên việc hướng dẫn các điều luật mới bổ sung là chưa có. Hơn nữa Việt Nam lại đang trên đà hội nhập phát triển với những bước chuyển mình rất lớn. Vì thế mà luật với đời sống thực tế có những khập khiễng chưa phù hợp cũng là điều dễ hiểu.

    Vấn đề đặt ra ở đây là từ những thực tế đó mà mình mới cho rằng cần phải xử lý nghiêm khắc và kiên quyết đối với tất cả những hành vi này. Mà muốn xử lý được thì phải xây dựng ban hành luật để phù hợp hơn để cho việc áp dụng được dễ dàng hơn

    Cuối cùng hh xin gửi lời cảm ơn chân thành tới bạn vì lời chúc dành cho mình. Dù có nhận được giải hay không ở cuộc thi này thì đối với riêng bản thân mình được tham gia thảo luận được các thành viên góp ý chia sẻ kiến thức cũng đã là một thành công quý báu rồi. Chúc QuyetQuyen cũng như tất cả các thành viên đều đạt được những thành công xứng đáng với những cố gắng của chính mình!

     
    Báo quản trị |  
  • #84926   24/02/2011

    ohlala2890
    ohlala2890
    Top 500
    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2009
    Tổng số bài viết (124)
    Số điểm: 3845
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 51 lần


    Chào bạn Hanghell (cho phép mình gọi thân mật là Hằng heo -- hì...)

    Mình hoàn đồng ý với những ý kiến của bạn, dù chưa bao giờ bị lừa theo kiểu trên, nhưng cứ mỗi lần nhận được tin nhắn bẩn theo kiểu đó là mình thấy cực kỳ khó chịu, gọi điện đến nhà mạng đề nghị khóa số spam thì nhà mạng nói không có quyền làm như vậy, các cơ quan chức năng cũng chẳng có biện pháp nào đáng kể - Chúng ta phải tự trang bị cho mình kỹ năng phòng và tránh thôi.

    Tương lai sẽ còn nhiều kiểu lừa tinh vi hơn nữa, với cách làm luật theo kiểu "chạy theo ngựa" thế này thì còn lâu mới có chế tài đối với loại lừa đảo này.
    Cập nhật bởi ohlala2890 ngày 24/02/2011 10:19:42 SA

    Sống là phải vui ...

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ohlala2890 vì bài viết hữu ích
    hanghell (01/03/2011)
  • #85057   24/02/2011

    hanghell
    hanghell
    Top 75
    Lớp 8

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:27/11/2010
    Tổng số bài viết (874)
    Số điểm: 11042
    Cảm ơn: 522
    Được cảm ơn 426 lần


    Thanks a million for #0070c0;">ohlala2890 nhé!

    Cảm ơn bạn đã đồng ý với đề xuất của mình. việc đưa ra ý tưởng đó cũng là một phần do HH thấy thực tế thì các cơ quan chức năng chưa xử lý, hoặc có xử lý thì cũng chưa được nghiêm khắc do luật quy định chưa cụ thể và rõ ràng.

    Mặt khác xã hội đất nước mình cũng đang phát triển ngày càng mạnh mẽ đồng thời đó là sự tăng lên càng ngày càng nhiều của loại tội phạm nguy hiểm này.

    Rất rất hy vọng một ngày nào đó các cơ quan chức năng có thể dẹp yên hay dỡ bỏ được một phần nào đó tội phạm nguy hiểm ảnh hưởng to lớn tới cuộc sống người dân Việt Nam mình.

    PM #0070c0;">ohlala: được gọi là Hằng heo mình cũng thấy vui lắm, cách gọi khá là thân mật dễ thương nhưng nếu bạn liên tưởng một tí với cái ID hh tự đặt cho mình thì chắc thất vọng ghê lắm 

    Nếu ở Hà Nội rảnh thì tới tham dự buổi offline của Dân Luật tự tổ chức tại Hà Nội cho vui nhé bạn. Hân hạnh!
     
    Báo quản trị |  
  • #85875   01/03/2011

    hanghell
    hanghell
    Top 75
    Lớp 8

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:27/11/2010
    Tổng số bài viết (874)
    Số điểm: 11042
    Cảm ơn: 522
    Được cảm ơn 426 lần


    Bài viết chỉ là một ý tưởng bộc phát của #0070c0;">hanghell trong quá trình học. Cũng chưa từng đọc tham khảo ý kiến nhận xét đánh giá của bất cứ ai. Mạo muội đem cái này lên diễn đàn với hy vọng nhận được ý kiến của các anh chị trên diễn đàn.
    Rất rất mọng nhận được ý kiến của các anh chị dù là khen hay chê dù cùng chiều hay trái chiều.
    Topic ế ẩm quá các bác comment tạo công ăn việc làm cho em với các bác ơi
    Many thanks!
     
    Báo quản trị |  
  • #86403   04/03/2011

    Dinhlex
    Dinhlex
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/03/2009
    Tổng số bài viết (332)
    Số điểm: 5200
    Cảm ơn: 80
    Được cảm ơn 184 lần



    Chào em hanghell

    Hôm nay Dinhlex mới có thời gian đọc bài dự thi của em, về nội dung bài này, để đảm bảo tính khách quan cũng như giá trị của 1 bài dự thi, Dinhlex xin phép được làm người phản biện cho Bài Luận về Tội phạm này nhé.


    Về bài luận của bạn, dinhlex có 1 số ý kiến như sau:

    #ff0000;">
    * Thứ 1: KHÔNG ĐỦ CĂN CỨ QUY VỀ: TỘI CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN -  Điều 139 BLHS


    Hành vi nhắn tin vào ĐTDĐ như hanghell nói chưa đủ căn cứ để xác định là Tội chiếm đoạt TS thông qua tin nhắn,

    Bởi 03 lý do sau (chỉ cần 1 trong 3 căn cứ là đủ):

    - 1. Không đủ căn cứ xác định: Hành vi nt qua ĐTHành Vi lừa đảo:

    bởi nội dung các tin nhắn trên có thể là hoàn toàn đúng sự thật:

    hanghell viết:

    chúc mừng bạn chủ thuê bao số 0123…..bạn đã trúng một giải thưởng của chương trình khuyến mại …..để xác nhận giải thưởng bạn hãy nhắn tin theo cú pháp: ABC… gửi tới XYZ….

    Hoặc một số tin nhắn còn có trình độ “lừa” cao hơn ví dụ như:

    bạn đã được thuê bao số bao nhiêu đó gửi tặng món quà âm nhạc. Để thưởng thức quà tặng của mình bạn hãy soạn tin theo cú pháp ABC….gửi đến tổng đài 87xx….


    => Nhà cung cấp dịch vụ Giá trị gia tăng (dịch vụ được Nhà nước cho phép) hoàn toàn có thể dựng lên Chương trình khuyến mại (nhỏ) với giải thưởng (cũng nhỏ) để hợp pháp hóa hành vi nhắn tin này. Hay họ có thể dùng cái số ĐT của mình để thành cái "số bao nhiêu đó" và gửi tặng 1 món quà âm nhạc cho Hanghell, thì nếu ai hỏi, chủ nhân số ĐT đó nói đúng là tui gửi tặng.

    Nếu Dinhlex là Luật sư riêng cho các Cty này, hoặc được các Cty này mời bảo vệ theo Đơn tố cáo, khởi kiện của Hanghell thì Dinhlex hoàn toàn có thể dựng lại Bộ Chương trình và Giải thưởng này.



    - 2.
    Giả sử đúng là Hành vi lừa đảo thì cũng: Ko Đủ yếu tố Cấu thành Tội phạm theo Điều 139

    Điều 139 là Cấu thành TP vật chất:
    tức là phải đảm bảo yếu tố vật chất của hành vi lừa đảo - hậu quả phải là thiệt hại trên 2 triệu đồng (trước là 500K); hoặc dưới 2 triệu nhưng gây Hậu quả Nghiêm trọng, đã bị xử phạt hành chính, đã bị kết án (chưa xóa án tích).

    +
    Với hậu quả thiệt hại từ 2 triệu trở lên:

    Như hanghell nói mỗi lần chỉ mất 15-50K, nhưng n1 lần có thể nhiều người mất, và thậm chí 1 người có thể mất nhiều lần...


    Nhưng, tất cả đó chỉ là lý thuyết, Và nếu không có con số thiệt hại cụ thể, có con người thiệt hại cụ thể, và có căn cứ rõ ràng là thiệt hại này là hậu quả trực tiếp của việc nhận tin nhắn điện thoại, thì chắc chắn rằng KHông 1 Tòa Án nào dám Kết Tội Lừa Đảo Chiếm Đoạt Tài Sản với số Tài sản bị chiếm đoạt là "
    1 Con Số Rất Nhiều" - nhưng ko bít bao nhiêu.

    + Với hậu quả là dưới 2tr nhưng gây hậu quả nghiêm trọng:

    hanghell viết:

    Thứ nhất thì rõ ràng đây là hành vi gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội. tuy rằng việc lừa đảo qua tin nhắn thì cũng chỉ thiệt hại mỗi người một lần 15- 50 000 VND. Tuy nhiên mỗi một lần tội phạm thực hiện thì có rất nhiều đối tượng bị thiệt hại về tài sản. Đó là về mặt vật chất, về mặt tinh thần của nạn nhân cũng bị ảnh hưởng lớn ví dụ như làm mất thời gian của nhiều người, có thể gây rối hay làm ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của nhiều đối tượng khác nhau.


    Hanghell có đọc qua TTLT 02/2011 (hanghell đã dẫn ở trên) thì chắc chắn sẽ hiểu rằng: hậu quả nghiêm trọng ở đây sẽ không phải là thiệt hại về Tiền nữa - bởi thiệt hại về Tiền nếu có thì ko cần xem xét Dưới 2 tr rùi (xem điểm 3.3 phần I của Thông tư).

    Vì vậy, hậu quả nghiêm trọng ở đây là về Tính mạng, sức khỏe, cho trật tự xã hội, hoặc cái j` đó khác theo hướng dẫn của Thông tư trên và có thể 1 số Hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán TATC.

    Những thiệt hại này thì Hanghell chưa hề có căn cứ để chứng minh => Có nghĩa rằng Không thể nói là có Hậu quả Nghiêm trọng trong trường hợp này.

    - 3. Giả sử đúng là Hành vi Lừa đảo, và đủ yếu tố cấu thành tội phạm vật chất (thiệt hại > 2 tr) thì cũng:  Chưa đủ xét xử Hình Sự bởi yếu tố Chủ Thể

    Yếu tố chủ thể ở đây chính là Cá Nhân hay Pháp Nhân: Hầu hết các tin nhắn đều là của các Công ty kinh doanh Dịch vụ Giá trị gia tăng - là các Pháp Nhân.

    => Mà Pháp Nhân thì Không phải là Chủ thể của Tội Phạm - ko phải chịu Trách Nhiệm Hình Sự.

    Mặc dù cá nhân là người trực tiếp nhắn tin, nhưng việc này làm là với tư cách của Pháp nhân - giống như hành vi xả thải của VEDAN xuống sông Thị Vải vậy, cá nhân xả - với tư cách của Công ty VEDAN.


    #ff0000;">* Thứ 2: GIẢ SỬ đủ căn cứ quy vào Tội Lừa Đảo CĐTS - thì cũng: KHÔNG CẦN PHẢI ĐƯA VÀO 1 ĐIỀU LUẬT RIÊNG

    hanghell viết:

    Như Hanghell đã nêu ở trên vấn đề mà mình muốn đưa ra đây chính là một đề xuất của hanghell muốn: đưa việc xử lý tội phạm lừa đảo bằng tin nhắn vào một điều luật do luật hình sự điều chỉnh.


    Hanghell muốn đưa việc xử lý TP Lừa đảo bằng tn "Vào 1 Điều luật do LHS điều chỉnh" theo Dinhlex là Không Cần Thiết,

    Bởi vì: bản thân Điều 139 BLHS đã đầy đủ các yếu tố đảm bảo cho việc xử lý hình sự đối với hành vi nhắn tin kiểu này.

    Vấn đề là có xác minh được các yếu tố Cấu Thành Tội Phạm của Hành vi này hay không.

    Hanghell chỉ cần xác định được hành vi nhắn tin là có:

    - 1. Nội dung sai sự thật

    - 2. Có thiệt hại vật chất từ 2 tr trở lên, hoặc gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội  - cái này mang tính tương đối (vì hậu quả này ko định lượng được bằng vật chất - nên tùy khả năng thuyết phục của LS); hoặc là chủ thể nhắn tin đã bị xử lý hành chính, bị kết án chưa xóa án tích

    - 3. Cá thể hóa trách nhiệm của Bên gửi Tin nhắn (tách cá nhân ra khỏi Pháp nhân)

    => Chỉ cần như vậy thì Điều 139 BLHS là quá đủ để Hanghell áp dụng mà Xử lý Hình sự đối với bọn "Nấm mọc sau mưa" này.

    hanghell viết:

    Tuy nhiên theo cách nhìn nhận của riêng bản thân em thì cần có những quy định cụ thể hơn nữa về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên lĩnh vực công nghệ thông tin mà cụ thể ở đây là hanghell đề xuất về một lĩnh vực nhỏ trong nhóm lớn ấy đó chính là xử lý hình sự đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua tin nhắn di động.


    => Thì Dinhlex cho rằng việc "cần có những quy định cụ thể hơn nữa" là ất tốt, tuy nhiên, nội dung "quy định cụ thể hơn nữa  này có chăng mình nên cho vào các văn bản Hướng dẫn như Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TANDTC, hoặc các Thông tư liên tịch kiểu giống như TT02/2001 nói trên.


    #ff0000;">* Thứ 3: VỀ CÁC CĂN CỨ CỦA HANGHELL CÓ PHẦN CHƯA HỢP LÝ

    Hanghell có đưa ra 04 căn cứ:

    hanghell viết:

    Về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua tin nhắn điện thoại em xin đưa ra một số căn cứ lý luận mà hanghell cho rằng nên xử lý hình sự sau:

    - Thứ nhất thì rõ ràng đây là hành vi gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội. tuy rằng việc lừa đảo qua tin nhắn thì cũng chỉ thiệt hại mỗi người một lần 15- 50 000 VND. Tuy nhiên mỗi một lần tội phạm thực hiện thì có rất nhiều đối tượng bị thiệt hại về tài sản. Đó là về mặt vật chất, về mặt tinh thần của nạn nhân cũng bị ảnh hưởng lớn ví dụ như làm mất thời gian của nhiều người, có thể gây rối hay làm ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của nhiều đối tượng khác nhau.

    - Thứ hai đây là loại tội phạm có tổ chức.

    - Thứ ba việc lừa đảo qua tin nhắn điện thoại theo hanghell là tội phạm có tính chất chuyên nghiệp. Kẻ phạm tội sử dụng nhiều máy móc công nghệ hiện đại để phục vụ cho việc lừa đảo của mình. Có thể nói những phần tử phạm tội đều là những người thông minh thông thạo sử dụng các thiết bị công nghệ hiện đại để phục vụ cho “sự nghiệp lừa đảo” của mình.

    - Thứ tư là tội phạm được thực hiện với ý thức chủ quan, cố ý vi phạm, thực hiện nhiều lần. Do đặc thù đây là tội phạm liên quan đến vấn đề lừa đảo qua tin nhắn nên tội phạm có thể thực hiện một cách dễ dàng mặt khác thì do tâm lý của chúng ta thường là không để ý mấy đến việc đó nên thường là không có người tố giác tội phạm làm cho tội phạm được dịp “lấn tới” nên thực hiện nhiều lần.


    Về các căn cứ này, trước hết Dinhlex hoàn toàn nhất chí với quan điểm của hanghell là "nên xử lý hình sự"

    Tuy nhiên, Dinhlex có mấy ý như sau:

    1. Căn cứ thứ 1 và thứ 4:  mới phù hợp để giải thích quan điểm "nên Xử lý hình sự"


    Căn cứ 1: đây là hành vi gây hậu quả nghiêm trọng cho Xã hội
    - Về mặt lý luận là hoàn toàn có thể coi Hành vi nhắn tin nói trên là hành vi gây hậu quả Nghiêm trọng cho xã hội.

    Căn cứ 4: hành vi có lỗi cố ý
    - cơ bản là chắc chắn có lỗi (chưa cần xác định cố ý hay vô ý)

    => Căn cứ và đối chiếu với khái niệm Tội phạm trong BLHS (Đ8) thì: "
    TP là Hành vi Nguy hiểm cho xã hội... do người có năng lực TNHS thực hiện cố ý hoặc vô ý"

    và căn cứ Điều 139 BLHS

    Thì có thể thấy rằng, 2 căn cứ này của Hanghell chính là các Căn Cứ Định Tội Danh cho hành vi Lừa đảo CĐTS băng Tin nhắn ĐT.


    => Vì thế, Dinhlex thấy rằng: trong số các căn cứ mà hanghell đưa ra, thì đây
    là căn cứ duy nhất có thể giải thích cho quan điểm của Hanghell về việc "nên xử lý hình sự" với hành vi nhắn tin nói trên.

    Căn cứ Thứ 1 này có thể coi là
    Căn cứ Định Tội Danh cho tội Lừa Đảo CĐTS bằng tn ĐT.

    2.
    Với 02 căn cứ còn lại: Có tổ chức, chuyên nghiệp,

    02 căn cứ này Hanghell nêu ra nếu để giải thích cho quan điểm "nên xử lý Hình Sự" là ko hợp lý.


    Bởi 2 căn cứ này chỉ là
    Căn Cứ Định Khung hình phạt, hoặc là Căn Cứ Tăng Nặng, Giảm Nhẹ:

    Các căn cứ định khung, và định tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ chỉ có tác dụng
    Sau Khi đã Định Tội Danh - Tức là đã thừa nhận việc "Nên Xử lý Hình sự" rồi.

    Khi sử dụng 2 căn cứ này, thì có nghĩa rằng:
    hành vi Nhắn tin nói trên đã phải được "Xử Lý Hình Sự" rồi  => Tiếp đó mới xét đến Khung hình phạt (khoản 1 hay khoản 2, 3), và Tăng nặng, giảm nhẹ cho người nhắn tin đó.

    Định tội là định vào Điều 139, định khung là Định vào Khoản 2 (có tổ chức hay ko có tổ chức, chuyên nghiệp hay ko chuyên nghiệp...) và sau cùng sẽ là định tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ cho Tội Danh đã định, Khung hình phạt (khoản 1, hay 2) đã định.

    ------------------------------------------------------------------

    Mới là 1 Sinh Viên Luật năm thứ 2 nhưng Hanghell đã có những tư duy pháp lý và thực tế thực sự rất tốt, Dinhlex rất vui được trao đổi cùng em.

    Chúc hanghell học tốt và thành công.
    Cập nhật bởi Dinhlex ngày 04/03/2011 02:08:18 AM

    Ls.Đỗ Hữu Đĩnh - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (Đoàn Luật sư TP Hà Nội)

    ĐT: (024)32.899.888 - E: info@vietkimlaw.com - Www.vietkimlaw.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Dinhlex vì bài viết hữu ích
    hanghell (04/03/2011)
  • #86600   05/03/2011

    hanghell
    hanghell
    Top 75
    Lớp 8

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:27/11/2010
    Tổng số bài viết (874)
    Số điểm: 11042
    Cảm ơn: 522
    Được cảm ơn 426 lần


    Hi anh #0070c0;">Dinhlex!

    Hh chân thành cảm ơn anh đã đọc và đặc biệt là đã có phản hồi giúp cho em. Hình như tối qua Dinhlex thức khuya viết bài thì phải?

    Đúng là khi đọc bài của anh em mới biết là kiến thức lí luận về định tội danh của mình quá kém cần phải trau dồi thêm rất nhiều, việc em viết bài này trên diễn đàn quả không phải là sự lựa chọn sai lầm qua bài này Hanghell đã nhận thức được rất nhiều điều bổ ích cho quá trình học luật của mình.

    Thứ hai về bài viết của Dinhlex hh rất vui và phải suy nghĩ rất nhiều để có phản hồi lại như sau:

    *Anh đã soi bài của em khá kĩ còn kĩ hơn cả em khi mà tự viết bài cũng đã không nhận ra cái lỗi mà anh đã chỉ ra rằng:
    hanghell viết:

    #cccccc;margin-top: 0px; margin-right: 0px; margin-bottom: 0px; margin-left: 0px; padding-top: 4px; padding-right: 4px; padding-bottom: 4px; padding-left: 4px; background-color: #f4f9fd;">

    chúc mừng bạn chủ thuê bao số 0123…..bạn đã trúng một giải thưởng của chương trình khuyến mại …..để xác nhận giải thưởng bạn hãy nhắn tin theo cú pháp: ABC… gửi tới XYZ…. 


    Hoặc một số tin nhắn còn có trình độ “lừa” cao hơn ví dụ như: 


    bạn đã được thuê bao số bao nhiêu đó gửi tặng món quà âm nhạc. Để thưởng thức quà tặng của mình bạn hãy soạn tin theo cú pháp ABC….gửi đến tổng đài 87xx….

    Chính xác là em đã viết nhầm chỗ này khi viết thuê bao số bao nhiêu đó. (Càng già càng lẩm cẩm rồi). Nếu là thế này thì không phải lừa đảo cho nên em xin được đính chính lại cho nó chính xác là lừa đảo và dẫn tới kết quả là nếu chúng ta nhắn tin theo tin nhắn lừa đảo đó thì sẽ bị mất tiền trong tài khoản của mình nhé: ví dụ như bạn đã nhận được món quà âm nhạc từ bạn của bạn gửi tới. hãy soạn tin theo cú pháp…để nghe món quà của mình…..đại loại là các tin nhắn lừa đảo kiểu thế.

    * thứ hai theo em nghĩ thì với trình độ khoa học công nghệ ngày nay mà để chứng minh được với các chiêu lừa đảo kiểu này mỗi lần bọn lừa đảo đã làm thiệt hại số tài sản gây nên hậu quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng thì hoàn toàn có thể. => ta có thể chứng minh được cấu thành vật chất của tội phạm này.

    Mặt khác tội phạm này thực tế đã xuất hiện từ rất lâu việc xử lý hình sự có hay không thì thực sự là Hanghell chưa nắm rõ nhưng có thể chắc chắn là tội phạm này chưa được ngăn chặn và chủ yếu là xử lý bằng hành chính chứ không được xử lý hình sự nhiều biểu hiện của nó là thỉnh thoảng chúng ta vẫn nhận được những dạng tin nhắn kiểu này rất nhiều.

    Đúng là những căn cứ em đưa ra trên đều không có dẫn chứng chứng minh chỉ đơn thuần về trên thực tế nhận thức của em trong quá trình sống mà em nêu lên đây về mặt lí luận. Đây là ý kiến đề xuất của em như để xây dựng chứ em không phải lấy một vụ việc phạm tội cụ thể để bàn luận ở đây.

    * Em không biết là tại sao anh lại khẳng định chủ thể của hành vi này lại là pháp nhân? Nhưng dù cho là pháp nhân gây ra thì làm sao lại không thể quy kết trách nhiệm cho pháp nhân được nhỉ chúng ta hoàn toàn có thể tìm ra người chịu trách nhiệm trong những hành vi này mà.

    * Theo anh thì việc riêng điều 139 BLHS đã có thể xử lý được các trường hợp này nhưng theo em thì thực tế trường hợp này vẫn chưa được xử lý một cách nghiêm khắc được biểu hiện của nó trong thực tế có lẽ hàng ngày anh vẫn gặp, cũng có thể bạn bè lên tiếng. Đặc biệt hơn những trường hợp như thế này khi ta gọi điện tới các nhà cung cấp mạng bao giờ cũng nhận được câu trả lời ví dụ như là họ không biết, or không có trách nhiệm or không thể xử lý hay sẽ xử lý nhưng rồi chuyện đâu lại trở về chỗ đấy. Vì vậy vấn đề mà em muốn nói ở đây là qua các điều luật này hay chỉ thông qua các nghị quyết, thông tư hướng dẫn thì BLHS chưa thể giải quyết được.  Trong thực tế đã thành lập đơn vị điều tra phòng chống tội phạm công nghệ cao vậy tại sao chúng ta chưa có điều luật riêng cụ thể dành cho loại tội phạm này? Chúng ta vẫn thường gọi tội phạm “hội nhập” nhanh trong khi luật “hội nhập” chậm!

    * Về các căn cứ:#ff0000; font-size: 13px;"> Thứ 3VỀ CÁC CĂN CỨ CỦA HANGHELL CÓ PHẦN CHƯA HỢP LÝ 
     Em biết kiểu gì cũng sẽ bị bắt giò ở chỗ định tội danh này mà . Chúng em đang học hình sự 2 mà cụ thể là phần định tội danh này đây cho nên cũng chẳng biết lí luận định tội danh là gì. Cho nên việc đưa ra các căn cứ chứng minh của em thực sự cũng chẳng phân biệt được đâu là định khung với tăng nặng nữa. Chỉ đơn thuần dựa trên suy nghĩ đơn giản hàng ngày của mình mà thôi.

    Vì vậy rất cảm ơn những chỉ dẫn này của anh em đã học hỏi được rất nhiều điều. Lần sau em sẽ rút kinh nghiệm.

    Vẫn biết là một bài thi thì không chỉ cần sự đúng đắn mà còn yêu cầu cả sự hợp logic và thống nhất. Tuy nhiên trên khuôn khổ này thì để trình bày được cụ thể như một báo cáo khoa học thì thật sự là có nhiều hạn chế. Hy vọng nhận được nhiều phản hồi từ anh cũng như từ mọi người để cho bài viết của Hanghell được hoàn thiện hơn.

    Cuối cùng một lần nữa chân thành cảm ơn anh đã phản hồi và cả lời chúc của anh dành cho Hanghell nữa.

     
    Báo quản trị |  
  • #86728   06/03/2011

    Dinhlex
    Dinhlex
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/03/2009
    Tổng số bài viết (332)
    Số điểm: 5200
    Cảm ơn: 80
    Được cảm ơn 184 lần


    Rất cảm ơn Hanghell vì những lời khen ở trên nhé.

    Tuy nhiên, hình như hanghell còn khá nhiều ý chưa hiểu trong bài viết của Dinhlex, đồng thời cũng còn 1 số lỗi dễ bị bắt giò nữa

    Dinhlex xin có 2 ý góp thêm như sau:

    #ff0000;">* Thứ 1: Hanghell cần chứng minh được là có "Hành vi lừa đảo" nhằm "chiếm đoạt Tài Sản"

    Tội Lừa đảo chiếm đoạt Tài Sản (Điều 139BLHS) thì yếu tố cấu thành tội phạm quan trọng nhất đó là có "hành vi lừa đảo" và "nhằm chiếm đoạt tài sản"

    - 1. Hành vi lừa đảo:
       "Hành vi lừa đảo là đưa ra thông tin sai sự thật"

    Ở đây, Hanghell phải chứng minh được rằng: thông tin trong tin nhắn là sai sự thật.

    Tức là: ko hề có 1 chương trình khuyến mại nào; hoặc có chương trình khuyến mại thì bạn cũng ko trúng thưởng; hoặc bạn ko hề được số Thuê bao 0123... tặng quà.....

    Như Dinhlex đã nói ở bài trước, nếu Dinhlex là người gửi Tin nhắn, thì chắc chắn Dinhlex hoàn toàn có thể hiện thực hóa những thông tin trong tin nhắn - để đảm bảo rằng: tin nhắn là Đúng Sự Thật

    Bằng cách, cứ tổ chức 1 trương trình khuyến mại (siêu nhỏ) có những phần quà (siêu nhỏ), hay có thể tự gửi tin nhắn rằng: bạn đã được chủ thuê bao số 0915.241.373 tặng 1 phần quà, để nhận quà hãy nhắn tin theo cú pháp ... (ai hỏi thì Dinhlex sẽ nói rằng đúng là Dinhlex gửi tặng, còn việc lấy quà thế nào thì phải qua mấy bước là nhắn tin nhận quà...)

    Như vậy, nội dung tin nhắn đã trở thành đúng sự thật - thì ko bao giờ có thể nói được rằng: Đây là Hành Vi Lừa Đảo.

    - 2. Có mục đích nhằm chiếm đoạt Tài Sản:

    Dù tin nhắn là Sai Sự thật - Thì tiếp tục, Hanghell phải chứng minh được rằng: Việc gửi tin nhắm là nhằm mục đích Chiếm đoạt Tài Sản

    Với tư cách là Luật sư của Nhà cung cấp, Dinhlex sẽ nói thế này:

    Chúng tôi cung cấp Dịch vụ giá trị gia tăng theo đúng Giấy phép được cung cấp, việc gửi tin nhắn như trên là nhằm: "Kêu Gọi Sử dụng Dịch vụ Giá Trị Gia Tăng của Chúng tôi"

    Chúng tôi cung cấp Dịch vụ (gửi ảnh, nhạc chuông...) và Khách hàng phải Trả Phí. => Đây ko thể gọi là Chiếm Đoạt Tài Sản.

    Chúng tôi Bán Dịch vụ và Nhận Tiền - còn Chiếm đoạt là Lấy Không Tài Sản của người khác.


    #ff0000;">* Thứ 2:
    #ff0000;">Hanghell có sai sót về Chủ thể của Tội Phạm#ff0000;">: chỉ có thể là Thể Nhân

    Theo Pháp Luật Hình Sự Việt Nam - thì Chủ thể của Tội phạm chỉ có thể là Thể Nhận - chứ ko thể là Pháp Nhân

    (Đã có nhiều ý kiến về việc cho Pháp nhân làm chủ thể của Luật Hình sự - nhưng nếu Dinhlex nhớ ko nhầm thì hiện tại vẫn chưa được ghi nhận trong BLHS - dù đã sửa đổi năm 2009)

    -------------------------
    Vài góp ý nhỏ.

    Chúc hanghell học tốt và thành công.

    Ls.Đỗ Hữu Đĩnh - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (Đoàn Luật sư TP Hà Nội)

    ĐT: (024)32.899.888 - E: info@vietkimlaw.com - Www.vietkimlaw.com

     
    Báo quản trị |  
  • #86763   06/03/2011

    hanghell
    hanghell
    Top 75
    Lớp 8

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:27/11/2010
    Tổng số bài viết (874)
    Số điểm: 11042
    Cảm ơn: 522
    Được cảm ơn 426 lần


    Hi Dinhlex! Chân thành biết ơn anh vì đã nhiệt tình phản hồi cho bài viết của Hanghell!
    Em xin giải thích lại và phản hồi như sau, có gì sai sót mong được anh chỉ dẫn tiếp!

    Dinhlex viết:

    #ff0000;">* Thứ 1: Hanghell cần chứng minh được là có "Hành vi lừa đảo" nhằm "chiếm đoạt Tài Sản"

    - 1. Hành vi lừa đảo:
       "Hành vi lừa đảo là đưa ra thông tin sai sự thật"

    Ở đây, Hanghell phải chứng minh được rằng: thông tin trong tin nhắn là sai sự thật.


    Hình như Dinhlex chưa bao giờ gặp phải những tin nhắn kiểu này thì phải? Ở những tin nhắn này em có thể chắc chắn với anh là 99% các tin nhắn này là lừa đảo với nội dung sai sự thật nhằm chiếm đoạt tài sản và cũng đã chiếm đoạt được không ít tài sản của người sử dụng điện thoại.

    - Nếu như một tin nhắn bình thường của các nhà mạng cung cấp dịch vụ như của Viettel hay Vinaphone, Mobifone... thì trung tâm nhắn tin sẽ là các đầu số ví dụ: 199, 197, 195.....trong khi đó đây là các tin nhắn gửi từ các số lạ ví dụ 0168........,0127.....những số này cho ta thấy nó không rõ nguồn gốc. Và rõ ràng không phải của các nhà cung cấp dịch vụ.

    - Thứ hai nội dung các tin nhắn yêu cầu soạn tin nhắn theo một cú pháp đặc biệt nào đó để xác nhận hoặc để nhận giải, thậm chí còn có những tin nhắn yêu cầu soạn và gửi tin nhắn theo cú pháp đó 2 lần hoặc 4 lần sau đó gửi vào các đầu số như 67xx, 68xx... với những tin nhắn thế này (tức là yêu cầu reply lại) sẽ khiến chúng ta khi gửi vào đó sẽ mất ngay 15 000 thậm chí có thể lên tới 50 000 đối với các tin nhắn lừa đảo về việc tải game.

     Đối với các tin nhắn thông thường của các nhà cung cấp dịch vụ thì chỉ là các tin nhắn quảng cáo chương trình khuyến mại ví dụ quay số trúng thưởng hoặc khách hàng may mắn gì đó....chứ không bao giờ có chuyện tự nhiên mà họ lại nhắn tin tới một số thuê bao nào đó thông báo là thuê bao này đã trúng thưởng soạn tin theo cú pháp nào đó để nhận giải. khi mà thuê bao nào đó trúng thưởng thật thì sẽ được gọi điện tới thông báo chứ không nhắn tin theo kiểu này.

    Hoặc nếu có trường hợp được nhắn tin thông báo trúng thưởng thì cũng chỉ bảo đến đâu đó hoặc liên hệ với số nào đó để nhận giải chứ không phải là nhắn tin theo cú pháp này để nhận giải.

    Thậm chí còn có những trường hợp tội phạm lừa đảo lợi dụng việc làm từ thiện để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
    Dinhlex viết:

    Như Dinhlex đã nói ở bài trước, nếu Dinhlex là người gửi Tin nhắn, thì chắc chắn Dinhlex hoàn toàn có thể hiện thực hóa những thông tin trong tin nhắn - để đảm bảo rằng: tin nhắn là Đúng Sự Thật

    Bằng cách, cứ tổ chức 1 trương trình khuyến mại (siêu nhỏ) có những phần quà (siêu nhỏ), hay có thể tự gửi tin nhắn rằng: bạn đã được chủ thuê bao số 0915.241.373 tặng 1 phần quà, để nhận quà hãy nhắn tin theo cú pháp ... (ai hỏi thì Dinhlex sẽ nói rằng đúng là Dinhlex gửi tặng, còn việc lấy quà thế nào thì phải qua mấy bước là nhắn tin nhận quà...)


    Đối với các chương trình khuyến mại siêu nhỏ như Dinhlex nói thì nó không sai sự thật dù cho chỉ với phần quà siêu nhỏ đi chăng nữa thì nó vẫn phải đăng kí hay công khai thông báo thông tin theo luật thì em không nói ở đây nhé.

    - Về mục đích chiếm đoạt tài sản:

    Vác trường hợp mà Hanghell nói ở trên là liên quan tới việc lừa đảo qua tin nhắn để thu lợi hay chiếm đoạt tài sản từ những người sử dụng điện thoại di động tức là những hành vi này thông qua việc giả mạo các dịch vụ khuyến mại hay giả mạo các nhà mạng. Khi gặp những tin nhắn mà HH đã đề cập ở trên mà chúng ta nhắn lại theo yêu cầu của những tin nhắn đó chúng ta không hề được cung cấp bất kì một dịch vụ gì game hay bài hát, các theme....dù có thật đi chăng nữa thì cái mà chúng ta nhận được không hề tương xứng với số tiền mà chúng ta bỏ ra hay như các tin nhắn đã giới thiệu quảng cáo.

    Dinhlex viết:

    Với tư cách là Luật sư của Nhà cung cấp, Dinhlex sẽ nói thế này:

    Chúng tôi cung cấp Dịch vụ giá trị gia tăng theo đúng Giấy phép được cung cấp, việc gửi tin nhắn như trên là nhằm: "Kêu Gọi Sử dụng Dịch vụ Giá Trị Gia Tăng của Chúng tôi"

    Chúng tôi cung cấp Dịch vụ (gửi ảnh, nhạc chuông...) và Khách hàng phải Trả Phí. => Đây ko thể gọi là Chiếm Đoạt Tài Sản.


    Đây chỉ là những trường hợp mà các nhà cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng như anh nói thì em không bàn đến.

    Nhưng vẫn phải nói rằng dù cho đúng là họ không lừa đảo thì vẫn phải đảm bảo chất lượng "hàng hóa" như ảnh, hay nhạc chuông, trò chơi....nếu họ không đảm bảo được chúng ví dụ như trường hợp khách hàng không nhận được hoặc nhận hàng mà không đảm bảo chất lượng thì vẫn là vi phạm pháp luật mà. Họ vẫn phải chịu trách nhiệm đối với các dịch vụ mà mình cung cấp.

    Việc nhận biết giữa một tin nhắn lừa đảo với một tin nhắn bình thường của các nhà cung cấp dịch vụ đối với chúng ta thật sự rất khó bởi vì hành vi lừa đảo ngày càng tinh vi nhưng đối với các cơ quan chức năng nếu vào cuộc thì hh tin là không khó khi để chứng minh những hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản nêu trên.
    Dinhlex viết:

    #ff0000;">* Thứ 2: 
    #ff0000;">Hanghell có sai sót về Chủ thể của Tội Phạm#ff0000;">chỉ có thể là Thể Nhân 

    Theo Pháp Luật Hình Sự Việt Nam - thì Chủ thể của Tội phạm chỉ có thể là Thể Nhận - chứ ko thể là Pháp Nhân.

    đúng như anh nói chủ thể tội phạm là thể nhân chứ không thể là pháp nhân nhưng ở đây em nghĩ 

    - Phần lớn các tin nhắn lừa đảo này đều là do cá nhân làm. Bất kì ai chỉ cần giỏi IT một tí đều có thể thực hiện được thông qua một tài khoản mở sẵn tại ngân hàng nào đó.

    - Về pháp nhân: việc các pháp nhân tham gia vào những sự lừa đảo chiếm đoạt tài sản này em nghĩ là tỉ lệ rất ít hoặc có thì sẽ là những chương trình khuyến mại với phần quà siêu nhỏ hay với chương trình khuyến mại siêu nhỏ nào đó.

    - Dù pháp nhân là chủ thể tham gia vào những vụ này thì em nghĩ việc cá thể hóa trách nhiệm cho một ai đó là hoàn toàn có thể mà anh. Chẳng lẽ cứ là pháp nhân là tổ chức với việc chịu trách nhiệm hữu hạn thì hoàn toàn tự do muốn làm gì thì làm muốn phạm luật cứ phạm sao ạ?



     
    Báo quản trị |