Xử lý hành vi Hiếp dâm ?

Chủ đề   RSS   
  • #407723 25/11/2015

    luatsutraloi3
    Top 200
    Male
    Lớp 6

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/08/2014
    Tổng số bài viết (439)
    Số điểm: 7761
    Cảm ơn: 294
    Được cảm ơn 142 lần


    Xử lý hành vi Hiếp dâm ?

    Câu hỏi của độc giả:

     

    Bạn  cho mình hỏi nhờ một chút ạ. Mình có quen với một người con trai. Quen trong kiểu giúp đỡ nhau thôi ạ. Anh ý giúp mình trước. Mình muốn cảm ơn anh ý nên anh ý  mời đi uống nước. Mình cũng đi ạ. Lúc đấy 11h đêm ạ. Mình không  nghĩ là anh ta lại giở trò đồi bại với mình. Anh ý đưa mình ra cánh đồng vắng. Hiu hút. Không có người. Rồi ôm. Hôn mình. Mặc dù mình không  đồng ý. Linh cảm chuyện không lành. Mình đòi về. Rồi anh ý không cho. Rồi anh ý vật mình ra đất. Trên con đường cỏ. ( bờ cỏ ạ.). Rồi. Cởi áo mình. Rồi tự cởi quần áo của anh ta. Rồi. Lôi dương vật của anh ta ra rồi nhét vào miệng mình. Bắt mình  quan hệ với anh ta bằng miệng. Măc mình gào khóc. Xin tha. Nhưng anh ta vẫn ép. Một hồi sau mình chống cự và bỏ chạy thoát được. . Chuyện tóm tắt là vậy ạ. Luật sư cho mình hỏi là mình có thể ép buộc anh ta vài tội liên quan đến hiếp dâm không ạ. ? Và tố cáo như thế nào ạ. Mong nhận được sự giúp đỡ ạ. Bây giờ mình rất hoang mang và sợ ạ. Mình khóc suốt. Mà không giám nói cho ai ạ. ( mình năm nay 20 tuổi. Cầu xin sự giúp đỡ từ luật sư)

    (Lê Nhật - Email: nhatle24…@gmail.com)

     

    Luật sư trả lời:

    Chào bạn !

    Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến công ty Luật Newvision. Đối với trường hợp của bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm như sau:

    Danh dự, nhân phẩm của con người có thể coi là những tài sản vô giá, bởi lẽ, chúng ta sẽ rất khó để có thể quy đổi danh dự, uy tín, nhân phẩm của một con người sang bất cứ một loại tài sản nào đó. Nói các khác, danh dự, uy tín, nhân phẩm của con người trong mọi hoàn cảnh luôn được đề cao.

     

    Quay trở lại đối với vấn đề của bạn, hành vi của anh kia có thể bị coi đó là hành vi xâm phạm tới danh dự, nhân phẩm của người khác thì bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền với mức phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng (điểm a, khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

     

    Tuy nhiên, nếu bạn có đủ chứng cứ, bằng chứng chứng minh rằng, hành vi đồi bại của anh ta xâm phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của bạn thì anh ra có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với hình thức phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm (Khoản 1, Điều 121 Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009).

     

    Ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì anh kia còn phải thực hiện việc bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại (Điều 611, Bộ luật Dân sự 2005). Theo đó, anh ta không những phải trả các chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại, cũng như thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút mà  còn phải bồi thường một khoản để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá mười hai tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

    Trân trọng./.

     

     
    7564 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận