Xin ý kiến các Luật sư về hành vi "Cướp" cỏ Mỹ

Chủ đề   RSS   
  • #419570 24/03/2016

    Xin ý kiến các Luật sư về hành vi "Cướp" cỏ Mỹ

    Nội dung vụ việc như sau:

    A và B biết C là người bán cỏ Mỹ nên bàn cách để chiếm đoạt. Ngày 17/01/2016, A, B gọi điện cho C và giả vờ đặt mua 15 gói cỏ Mỹ (giá 200k/gói) rồi hẹn giao dịch trực tiếp. Trước khi đi, A, B có chuẩn bị sẵn dao để phòng tình huống tẩu thoát.

    Khi đến chỗ hẹn, A đứng từ xa còn B và C giao dịch. Khi C đưa cỏ Mỹ ra thì B giật lấy rồi chạy về phía A. C đuổi theo thì bị B rút dao đâm gây thương tích nhẹ. Sau đó A và B chạy thoát.

    Đối vụ việc này có 3 quan điểm:

    Thứ nhất: Hành vi của A, B là Cướp giật tài sản thuộc trường hợp "Hành hung để tẩu thoát"

    Thứ hai: Hành vi của A và B là Cướp tài sản

    Thứ ba: Cỏ Mỹ không phải là tài sản nên không thể xác định giá trị. Vì vậy không thể xử lý A và B về 02 tội danh trên.

    Mong các Luật sư cho ý kiến góp ý

    Xin cảm ơn.

     
    2962 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #441289   11/11/2016

    nguyentrahl
    nguyentrahl

    Female
    Sơ sinh

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:21/11/2015
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 75
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    Chào bạn,

    Trong bài viết của mình, bạn có hỏi về hành vi cướp giật cỏ mỹ. Để giải đáp thắc mắc của bạn, tôi có một số ý kiến như sau:

    1.Căn cứ pháp lý:

    - Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)

    - Nghị định 126/2005/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung Danh mục các chất ma túy và tiền chất ban hành kèm theo Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất.(Nghị định 126/2005/NĐ-CP).

    - Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDC-TANDC-BTP Hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của Bộ luật Hình sự năm 1999. (Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDC-TANDC-BTP)

    2. Nội dung ý kiến góp ý:

    Qua nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành, tôi xin có một số ý kiến tư vấn về vân đề mà bạn thắc mắc như sau:

    “Cỏ mỹ” là một dạng cần sa có chứa chất gây nghiên nguy hiểm là XLR-11 – một trong các chất ma túy được liệt kê trong danh sách “các chất ma túy dùng hạn chế trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm hoặc trong lĩnh vực y tế theo cơ quan có thẩm quyền” theo nghị định 126/2005/NĐ-CP. Như vậy, cỏ mỹ là một chất ma túy.

    Theo thông tin mà bạn cung cấp, A,B bàn bạc với nhau về việc chiếm đoạt cỏ mỹ của C, sau khi đến điểm hẹn, A đứng đằng xa, B đến chỗ C, khi C đưa cỏ mỹ ra, B có hành vi giật cỏ Mỹ từ C rồi nhanh chóng bỏ chạy về phía A để tầu thoát. Do đó, hành vi của B là hành vi cướp giật chất ma túy của người khác nên căn cứ mục 3.4, phần ii, Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDC-TANDC-BTP, hành vi của A, B là hành vi chiếm đọat chất ma túy. Cụ thể quy định này như sau:

    ““Chiếm đoạt chất ma túy” là một trong các hành vi trộm cắp, lừa đảo, tham ô, lạm dụng tín nhiệm, cưỡng đoạt, cướp, cướp giật, công nhiên chiếm đoạt chất ma túy của người khác. hành vi của A, B đã phạm vào tội chiếm đoạt chất ma túy theo quy định tại điều 194, BLHS 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009).”

    Do đó, hành vi cướp giật chất ma túy của B đã phạm vào tội Chiếm đoạt chất ma túy theo Điều 194, BLHS 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009) mà không phải là một trong ba trường hợp bạn nhắc đến trong câu hỏi.

    Về phần A, vì A đã bàn bạc với B, thống nhất về mục đích chiếm đoạt cỏ mỹ, A, B đã cùng chuẩn bị giao sẵn trong người để tầu thoát và còn đứng chờ B ở đằng xa để hỗ trợ B tẩu thoát. Do đó, A cũng đã phạm tội chiếm đoạt chất ma túy với vai trò đồng phạm.

    Trên đây là ý kiến chia sẻ của tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc, hy vọng đã có thể giúp bạn phần nào giải đáp thắc mắc của mình. Việc đưa ra các góp ý trên dựa vào nội dung mà bạn cung cấp và chỉ mang tính tham khảo. Trường hợp có nhầm lẫn hoặc cần tư vấn trực tiếp vui lòng liên hệ công ty Luật Việt Kim từ chúng tôi theo địa chỉ bên dưới.

    Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc ý kiến, góp ý của chúng tôi!

    Nguyễn Thị Trà | CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.vietkimlaw.com)

    M: (+84-4) 3.2899.888 - E: luatvietkim@gmail.com

    Ad: CS1- Tầng 5, Tòa nhà SHB, 34 Giang Văn Minh, Ba Đình, HN /

    CS2 - Tầng 5, Nhà C, 236 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, HN.

     
    Báo quản trị |