Chào bạn,
Khi người ký thỏa thuận trọng tài không có thẩm quyền ký kết theo quy định của pháp luật thì về nguyên tắc thỏa thuận trọng tài đó vô hiệu.
Tuy nhiên, nếu sau khi ký kết hoặc khi phát sinh tranh chấp xảy ra mà người có thẩm quyền ký kết trọng tài có văn bản chấp nhận thỏa thuận trọng tài do người không có thẩm quyền ký kết trước đó thì trong trường hợp này thỏa thuận trọng tài không vô hiệu- điểm a.1, mục 1.2, Nghị quyết #548dd4;">05/2003/NQ-HĐTP.
Bạn có thể căn cứ vào điểm này để giải quyết tranh chấp tại trung tâm trọng tài. Hoặc bạn có thể chọn giải quyết tranh chấp thông qua việc khởi kiện tại tòa án nhân dân có thẩm quyền.
Trong hợp đồng có quy định về mức phạt vi phạm hợp đồng nhưng quy định này lại vượt quá sự cho phép của luật định.
Căn cứ vào điều 301 #548dd4;">Luật Thương mại 2005 #548dd4;">thì mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. Bên B không thực hiện nghĩa vụ thanh toán – vi phạm những điều khoản hợp đồng đã ký kết, vì vậy bên B sẽ bị phạt vi phạm hợp đồng và mức tối đa là 8% giá trị hợp đồng bị vi phạm.
Việc chậm thanh toán của bên B đã gây thiệt hại cho bên A – bị mất đi một khoản lợi trực tiếp mà đáng lẽ bên A được hưởng, do đó bên A có thể yêu cầu bên B bồi thường thiệt hại cho những tổn thất do bên B vi phạm gây ra. Căn cứ vào điều 302 Luật Thương mại 2005.
Bên A cũng có quyền yêu cầu bên B trả tiền lãi trên số tiền chậm thanh toán- căn cứ vào điều 306 Luật Thương mại 2005.
Cập nhật bởi LawSoft05 ngày 21/09/2010 08:45:43 AM
Cập nhật bởi LawSoft05 ngày 21/09/2010 08:45:13 AM