Bà D là chủ sở hữu hợp pháp lô đất này, theo Bộ luật dân sự Người để lại di chúc có toàn quyền định đoạt việc để lại tài sản cho ai và có quyền không cho ai được hưởng di sản sau khi mất miễn là đang trong tình trạng minh mẫn, tự nguyện không bị ai ép buộc.
Trường hợp bà ĐTD có thể để di chúc để căn nhà trên cho con riêng Nguyễn Thị C, cần lập di chúc tại Phòng công chứng hoặc tại UBND phường xã nơi bà cư trú.
Việc dành quyền thừa kế toàn bộ căn nhà trên cho Nguyễn Thị C là hoàn toàn được nếu không bị ép buộc như đã nói.
Trường hơp bà ĐTD không để lại di chúc thì căn nhà trên là di sản thừa kế được chia cho các hàng thừa kế theo luật.
Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
LS Nguyễn Trường Hồ
Nếu có thắc mắc cần tư vấn và hướng dẫn soạn di chúc, công chứng di chúc vui lòng liên hệ LS qua số ĐTDĐ: 0916784068