Chào bạn, mình xin phép được đưa ý kiến về câu hỏi của bạn như sau:
1. Về việc anh Dũng có quyền yêu cầu các hãng taxi xin phép và trả tiền cho mình hay không, theo quan điểm của mình là anh Dũng có quyền. Khi anh Dũng thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học của mình và đã được nghiệm thu và công bố tại một số hội thảo thì đề tài nghiên cứu khoa học đã được nghiệm thu đó là một tác phẩm khoa học – một trong những đối tượng được bảo hộ sở hữu trí tuệ về quyền tác giả. (các đối tượng này được quy định tại Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ dung 2009).
Theo căn cứ phát sinh quyền tác giả (được quy định tại Khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sug 2009): “quyên tác giả được phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký”. Như vậy, tác phẩm nghiên cứu khoa học của anh Dũng được bảo hộ tự động từ khi tác phẩm được hình thành và được hưởng các quyền nhân thân và quyền tài sản theo quy định tại Điều 19 và Điều 20 Luật SHTT 2005 sửa đổi bổ sung 2009). Theo đó, khi các hãng Taxi ứng dụng nghiên cứu của anh Dũng để thử nghiệm máy định vị GPS vào mục đích thương mại, họ phải xin phép anh Dũng và trả phí phù hợp (theo quy định tại Khoản 8 Điều 28 Luật SHTT về các hành vi xâm phạm quyền tác giả)
2. Về khả năng đăng ký sáng chế máy GPS của công ty B. Tất nhiên là công ty B hoàn toàn có quyền nộp đơn đăng ký bảo hộ độc quyền sáng chế, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc công ty B này có thể đăng ký thành công sáng chế cho máy GPS. Theo quan điểm của mình, công ty B không thể đăng ký sáng chế máy GPS này được. Theo Khoản 1 Điều 58 Luật STT 2005 sửa đổi bổ sung 2009 về điều kiện được bảo hộ dưới hình thức cấp bằng độc quyền sáng chế bao gồm 3 tiêu chí: Tính mới, trình độ sáng tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp. Theo đó, về tính mới Điều 60 của luật này cũng quy định rõ: “sáng chế đượcc coi là có tính mới nếu chưa bị lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng lý sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên”. Như vậy, từ Tháng 10.2011, sản phẩm máy định vị GPS này đã được sử dụng ở một số hãng Taxi, cho đến tận tháng 5. 2012 công ty B mới đăng ký sáng chế, như vậy sản phầm GPS này đã mất đi tính mới nên không còn khả năng được bảo hộ sáng chế nữa.
Trên đây là một số quan điểm của mình, hy vọng đã giúp được bạn ít nhiều.
Nguyễn Thị Thu Trang
SĐT: 0988076166 | email: nguyentttrang95@gmail.com