Chào bạn,
Về trường hợp của bạn mình xin tư vấn như sau:
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 187 BLDS 2005 quy định về quyền chiếm hữu tài sản bị đánh rơi, bỏ quên..." Người phát hiện tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm phải thông báo hoặc trả lại ngay cho chủ sở hữu; nếu không biết ai là chủ sở hữu thì phải thông báo hoặc giao nộp cho ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc công an cơ sở gần nhất hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật.
Người phát hiện tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm được chiếm hữu tài sản đó từ thời điểm phát hiện đến thời điểm trả lại cho chủ sở hữu hoặc đến thời điểm giao nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền."
=> Như vậy, trong trường hợp của bạn, bạn phải trả lại ngay tài sản cho chủ sở hữu hoặc nếu không biết chủ sỡ hữu là ai thì bạn phải thông báo hoặc giao nộp cho ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc công an cơ sở gần nhất hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác
Nhưng sang ngày hôm sau, khi chủ sở hữu đến đòi lại tài sản bị bỏ quên bạn đã cố tình không trả lại tài sản (iphone 5s) là bạn đã vi phạm pháp luật hành chính nếu chiếc iphone 5s có giá trị dưới 10 triệu nếu trên 10 triệu bạn sẽ bị xử lý hình sự về tội "chiếm giữ trái phép tài sản" theo khoản 1 Điều 141 BLHS 1999 đã được sửa đổi, bổ sung.
Khoản 1 Điều 141 BLHS 1999 đã được sửa đổi, bổ sung "1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hoá bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm"
Trong trường hợp này, tội "trộm cắp tài sản" được quy định tại khoản 1 Điều 138 BLHS 1999 đã được sửa đổi, bổ sung không phù hợp bởi vì tài sản đã nằm ngoài sự quản lý, kiểm soát của chủ sở hữu (hành vi bỏ quên: để lại tài sản tại nơi mà không có sự bảo quản, bảo vệ và rời đi)