Xét về mặt pháp lý thì các hợp đồng được xác lập giữa A với B, B với C, C với một người khác đều không có giá trị pháp lý, vì đối với động sản cần phải đăng ký thi khi thiết lập hợp đồng mua bán cần phải công chứng chứng thực. Riêng đối với xe tại Điều 10 Thông tư 15/2014/TT-BCA có quy định rõ:
"Điều 10. Giấy tờ của xe
1. Chứng từ chuyển quyền sở hữu xe, gồm một trong các giấy tờ sau đây:[...]
g) Giấy bán, cho, tặng xe của cá nhân phải có công chứng theo quy định của pháp luật về công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đối với chữ ký của người bán, cho, tặng xe theo quy định của pháp luật về chứng thực."
Trường hợp giao dịch không có hiệu lực pháp luật thì các bên sẽ có trách nhiệm khôi phục lại tình trạng ban đàu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp này A sẽ có quyền đòi lại tài sản của mình là chiếc xe bởi A vẫn còn đứng tên trên chiếc xe đó, và các đương sự trong giao dịch có trách nhiệm hoàn trả tiền đã nhận cho nhau. Thế nhưng vấn đề này trên thực tế là rất hi hữu, và cũng không mấy ai đem kiện ra tòa án để giải quyết bởi thủ tục tố tụng rườm ra, nhiều chi phí lại mất nhiều thời gian nhưng hiệu quả lại không cao.
Trường hợp này nếu kiện ra tòa án, thì B chưa kết tội được C thì đã thấy giao dịch mua bán xe giữa các bên là vô hiệu bởi hình thức của giao dịch không đảm bảo theo quy định pháp luật.
Để B đạt hiệu quả cao trong việc đòi lại tài sản thì B nên sử dụng nhiều cách dân gian ngoài xã hội.