Xin tư vấn về luật ly dị và quyền nuôi con

Chủ đề   RSS   
  • #107600 03/06/2011

    dien.gn

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/06/2011
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin tư vấn về luật ly dị và quyền nuôi con

    KÍNH GỬI LUẬT SƯ!

        Hiện nay tôi có một số vấn đề xin được luật sư tư vấn, sự việc như sau : tôi có một người em gái đang có ý định ly  hôn vì cuộc sống gia đình không như mong muốn,chống của e gái tôi sống không có trách nhiệm với vợ con và e gái tôi ở cùng với ba mẹ chống ,mẹ chồng hay chửi bới nặng nề nên e gái tôi ko chịu đựng được đã bế hai con bỏ đi về gia đình cha mẹ ruột ở.e gái tôi mong muốn hai vợchồng ra ở riêng để tạo dựng sự nghiệp riêng nhưng chồng e gái tôi ko chịu. vì nhưng sự việc nêu như trên e gái tôi đang nghỉ tới vấn đề ly hôn,xin hỏi luật sư những vấn đề sau:

       -khi ly hôn e gái tôi có được quyền nuôi 2 con nhỏ hay ko(1 bé gái 2 tuổi và 1 bé trai 5 tuổi)
       -em gái có được trợ cấp nuôi con từ cha của hai bé ko

    Hiện tại e gái tôi đã có việc làm ổn định,thu nhập 1 tháng 3,5triệu và đã gửi hai cháu đi nhà trẻ.chồng của em gái thì làm nông trồng hoa màu thu nhập không ổn định.Mong luật sư tư vấn giúp tôi,trong khi chờ đợi tôi xin cảm ơn rất nhiều.mong hồi âm,xin chào.
    (d/c mail:dienct.1978@gmail.com)
     
    16166 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #107657   03/06/2011

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10496)
    Số điểm: 58159
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4572 lần


    Chào bạn.

    Theo quy định của pháp luật thì khi ly hôn, nếu con dưới 3 tuổi thì giao cho mẹ nuôi. Con trên 9 tuổi thì phải hỏi ý kiến con, các trường hợp khác do hai vợ chồng thỏa thuận nếu không thành thì tòa án giải quyết giao con cho một trong hai người nuôi căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con. Trường hợp người mẹ nuôi cả hai con thì người cha phải trợ cấp nuôi con đến năm 18 tuổi.

    thân ái

    Luật sư, Thạc sỹ Luật học NGUYỄN NHẬT TUẤN

    Trưởng văn phòng Luật sư PHÚ VINH - Đoàn Luật sư Tp. Hồ Chí Minh

    Địa chỉ: 332/42i Phan Văn Trị, P.11, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

    ĐT liên hệ: 028.35160119; Di động: 0913.623.699

    Website: www.luatsuphuvinh.com;

    Email: nguyennhattuan71@yahoo.com

    nguyennhattuan040671@gmail.com

    Các lĩnh vực, công việc đảm nhận:

    - Tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý trong mọi lĩnh vực pháp luật;

    - Luật sư bào chữa, bảo vệ trong các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, lao động, thương mại, hôn nhân gia đình, thừa kế, tranh chấp đất đai, tài sản...;

    - Luật sư đại diện theo ủy quyền trong tố tụng, đại diện theo ủy quyền ngoài tố tụng liên quan đến pháp luật;

    - Thực hiện các dịch vụ pháp lý như: dự thảo đơn từ, văn bản, hợp đồng, di chúc, thỏa thuận...

    - Thực hiện các dịch vụ pháp luật khác...

    Chất lượng uy tín, chi phí hợp lý

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn NguyenNhatTuan vì bài viết hữu ích
    caythongnoel (05/06/2011)
  • #108154   05/06/2011

    Quangphuc2210
    Quangphuc2210

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/03/2011
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin trả lời bạn như sau:

    Điều 92 Luật HNGĐ quy định: Vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác. Như vậy nếu em gái bạn mong muốn nuôi 2 người con thì em gái bạn có thể thỏa thuận với chồng em gái bạn. Tất nhiên, chị cũng cần chứng minh với Tòa án khả năng của mình về việc có thể nuôi dưỡng và chăm sóc cả hai con như: tình hình sức khỏe, điều kiện về chỗ ở, việc làm, thu nhập hàng tháng, điều kiện chăm sóc, giáo dục,…

    Điều 92 và  94 Luật HNGĐ quy định:

    Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

    Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con; không ai được cản trở người đó thực hiện quyền này.

    Trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Toà án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

    Trân trong,
     
    Báo quản trị |  
  • #108886   08/06/2011

    lsbuivanthe
    lsbuivanthe

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/07/2010
    Tổng số bài viết (37)
    Số điểm: 410
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 11 lần


    Xin được trả lời theo 02 câu hỏi của bạn như sau:
    1. Khi ly hôn, việc nuôc con được tòa giải quyết theo thỏa thuận của hai bên. Nếu không thỏa thuận được thì về nguyên tắc, con dưới 36 tháng tuổi giao cho mẹ nuôi, con từ 9t trở lên phải có ý kiến của con, bên nào chứng minh được điều kiện nuôi con tốt hơn sẽ được nuối con.
    Như vậy, bé gái 2t sẽ được giao mẹ nuôi, bé trai 5t sẽ được giao mẹ nuôi nếu mẹ chứng minh được các điều kiện nuôi dưỡng và chăm sóc con tốt hơn.
    2. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
    Tuy nhiên, nếu chị bạn muốn ly hôn thì cũng phải chứng minh được các căn cứ để ly hôn theo luật hôn nhân gia đình.

    Best Regards,

    Bùi Văn Thể

    0902 393 101

    buivanthe85@yahoo.com

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư, Thạc sỹ Luật học NGUYỄN NHẬT TUẤN - Đoàn Luật sư Tp. Hồ Chí Minh.

ĐT liên hệ: 0913.623.699 - Email: nguyennhattuan71@yahoo.com

Website: www.luatsuphuvinh.com