Xin tư vấn về hiệu lực của HĐ công chứng khi người giao dịch ra nước ngoài

Chủ đề   RSS   
  • #393728 24/07/2015

    Xin tư vấn về hiệu lực của HĐ công chứng khi người giao dịch ra nước ngoài

    Xin chào các anh chị Luật sư. Tôi có một vướng mắc cần xin giải đáp như sau:

    Vừa qua tôi có mua một BĐS đang thuộc diện thế chấp tại ngân hàng. Do BĐS trên đang thế chấp nên tôi không thể thực hiện việc công chứng mua bán như thông thường. Thời điểm đó tôi được một Văn phòng Công chứng tư vấn theo hướng các bên ra VPCC ký lập hợp đồng trước nhưng chưa điền ngày, sau khi tôi trả phần tiền trong ngân hàng và làm thủ tục giải chấp và xoá đăng ký Giao dịch bảo đảm thì sẽ điền ngày và hợp đồng có hiệu lực. Tuy nhiên khi chưa hoàn thành việc xoá đăng ký GDBĐ thì bên bán đã ra nước ngoài. Tôi xin hỏi trường hợp này bên bán nhà chứng minh là đang ở nước ngoài tại thời điểm ký hợp đồng công chứng thì hợp đồng của tôi có bị tuyên vô hiệu hay không?

    Trân trọng cảm ơn.

     
    3402 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #394056   28/07/2015

    luatsungothethem
    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần


    Hợp đồng bạn nói là có dấu hiệu vi phạm và có cơ sở để xác định hợp đồng này là vô hiệu theo các khía cạnh sau đây:

    • Lúc bạn ký kết hợp đồng thì tài sản lại chưa được phép mua bán chuyển nhượng theo quy định (đang thế chấp, chưa giải chấp);
    • Lúc bạn điền ngày trên hợp đồng thì người ký kết hợp đồng lại không có mặt ở Việt Nam tại thời điểm này do đó không có cơ sở để khẳng định họ đã tham gia ký kết hợp đồng;
    • Về Công chứng viên đã làm trái quy định của pháp luật vì không thực tế chứng kiến các bên giao dịch thỏa thuận và ký kết hợp đồng này trước mặt công chứng viên.
    • Ngay việc ký kết đó bạn cũng thấy là không đúng thực tế.

    Trong trường hợp này thông thường để hạn chế các rủi ro trên bạn phải làm theo hướng sau:

    Ký hợp đồng ủy quyền toàn bộ về việc giải chấp và bán tài sản sau khi giải chấp;

    Ký hợp đồng đặt cọc để bảo đảm việc ký kết và thực hiện hợp đồng bao giờ sang sổ xong mới thôi, lúc này kể cả ở nước ngoài thì họ cũng phải ký kết cho họ không thì họ sẽ bị phạt vi phạm đặt cọc.

    Bạn nên trao đổi lại với họ, nếu cần thì bảo họ ra Đại sứ quán của Việt Nam tại nước đó để ủy quyền về cho bạn. Bạn tham khảo thêm tại www.luatdoanhgia.vn

    Luật sư Ngô Thế Thêm - www.luatdoanhgia.com; www.luatdoanhgia.vn - 098.112.9988 - 0904.779997

    LUẬT DOANH GIA - Nền Tảng Pháp Lý Việt

    Email: luatsungothethem@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luatsungothethem vì bài viết hữu ích
    OceanBank (28/07/2015)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư Ngô Thế Thêm - www.luatdoanhgia.com; www.luatdoanhgia.vn - 098.112.9988 - 0904.779997

LUẬT DOANH GIA - Nền Tảng Pháp Lý Việt

Email: luatsungothethem@gmail.com