xin tư vấn

Chủ đề   RSS   
  • #53358 09/06/2010

    vanvan09

    Sơ sinh

    Đăk Nông, Việt Nam
    Tham gia:08/03/2010
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 45
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    xin tư vấn

    Ông A nợ ông B một khoản tiền, đến hẹn ông A không trả trợ nợ cho ông B nên ông B khởi kiện tại Tòa án. Toà án đã hòa giải thành, trong quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự ngày 27/5/2010 có ghi:
    1 + công nhận việc ông A phải trả cho ông B khoản tiền gốc cộng với lãi (360.000.000) ;
    2 + công nhận hợp đồng chuyển nhượng đất giữa ông A và bà C ngày 26/6/2009, (có ghi số thửa đất, diện tích đất theo bìa đỏ) - (bà C là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, là người mua đất từ ông A và đứng ra trả nợ cho ông B). Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông A và bà C lập không theo mẫu, chỉ mới có 2 bên tự ký với nhau; chưa qua chứng thực của cơ quan chức năng. Hỏi:
    - Tòa án công nhận ý thứ 2 ở trên có đúng không? - Bây giờ ông A và bà C có phải dến cơ quan chuyên môn để chứng thực hợp đồng chuyển nhượng đất đã lập ngày 26/6/2009 không?
        

     
    3693 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #53607   15/06/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Cái ông Thẩm phán nào ban hành cái quyết định đó có lẽ còn to hơn cả ông TRỜI.
    Việc nợ nần giữa ông A và ông B với việc chuyển nhượng QSDĐ giữa ông A và bà C là hai quan hệ pháp luật hoàn toàn khác nhau, phải được giải quyết bằng hai vụ án khác nhau chứ sao lại lôi bà C vào làm người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được. Bà C có quyền hay nghĩa vụ gì liên quan đến việc nợ nần của hai ông đâu.
    HĐ giữa ông A và bà C là HĐ dân sự vô hiệu do không tuân thủ về hình thức theo quy định tại điều 134, khoản 1 điều 410 BLDS. Vậy mà Toà án lại đi công nhận nó.
    Theo tôi thì trong trường hợp trên, ý của ông Thẩm phán là muốn công nhận việc bà C trả nợ cho ông B thay ông A. Nhưng nếu có đúng như vậy thì quyết định trên cũng không thể chấp nhận được bởi nếu ông B chấp nhận việc bà C trả nợ cho ông thay ông A thì có nghĩa là nghĩa vụ trả nợ đã được chuyển giao từ ông A sang bà C theo quy định tại điều 315 BLDS. Vậy khi đó Toà án phải quyết định là "Công nhận sự thỏa thuận giữa ông B, ông A và bà C như sau: bà C chịu trách nhiệm trả cho ông B số tiền nợ gốc và lãi suất là 360tr đồng thay cho ông A" mà không cần phải đã động gì đến HĐ giữa ông A và bà C. Chứ đã tuyên "ông A phải trả cho ông B" rồi thì việc bà C nhận đứng ra trả nợ cho ông B có còn ý nghĩa gì đâu nữa mà phải đưa bà ấy vào tham gia tố tụng rồi công nhận HĐ chuyển nhượng.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |