Trách nhiệm của người sử dụng lao động là phải thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo quản sổ bảo hiểm xã hội của người lao động trong thời gian người lao động làm việc và trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động khi người đó không còn làm việc theo quy định.
Pháp luật nghiêm cấm hành vi không trả sổ bảo hiểm xã hội đúng thời hạn cho người lao động khi người lao động không còn làm việc. Bạn cần làm đơn khiếu nại gửi lãnh đạo Công ty về việc trả sổ bảo hiểm xã hội đúng thời hạn khi bạn nghỉ việc.
Trường hợp, yêu cầu của bạn không giải quyết hoặc giải quyết không thỏa đáng bạn có quyền khiếu nại đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi Công ty đặt trụ sở để yêu cầu giải quyết.
Cần lưu ý với bạn căn cứ Điều 21 Nghị định 135/2007/NĐ-CP của Chính Phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội thì hành vi không trả sổ bảo hiểm xã hội đúng thời hạn cho người lao động khi người lao động không còn làm việc cụ thể như sau:
“1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến dưới 1.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 01 người đến 10 người lao động.
2. Phạt tiền:
a) Từ 1.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 11 người đến 50 người lao động;
b) Từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 51 người đến 100 người lao động;
c) Từ 10.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 101 người đến 500 người lao động;
d) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 501 người lao động trở lên.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc trả lại sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt đối với người có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này”.
Trân trọng chào bạn.
Luật sư Nguyễn Thanh Đạm
Địa chỉ: 235 Võ Thị Sáu, P.7, Q.3, TP. Hồ Chí Minh.
Điện thoại : 0989 350 262
Cập nhật bởi LawSoft05 ngày 27/09/2010 03:14:25 PM
Luật sư Nguyễn Thanh Đạm
Địa chỉ: 235 Võ Thị Sáu, P.7, Q.3, TP. Hồ Chí Minh.
Điện thoại : 0989 350 262