Xin mọi người tư vấn việc đánh người cách đây 4 năm

Chủ đề   RSS   
  • #296460 10/11/2013

    dinhhai.acc

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2012
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 105
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin mọi người tư vấn việc đánh người cách đây 4 năm

    Kính chào các vị Luật sư và các bạn

    Hôm nay tôi có một vấn đề xin được Luật sư và các bạn tư vấn giùm. Vấn đề đó như sau ạ:

    Cách đây 4 năm người thân của tôi (Ông A) tại Bình Phước có bị Ông B (Ông B làm thuê cho ông C) đánh do hiểu lầm. Ông A bỏ qua chuyện này, không có phản ứng gì do biết là ngat hiểu lầm. Nhưng sau khi về nhà do có uống rượu nên ông A mang 1 khúc cây qua nhà C và đánh ông B gây thương tích. Sau khi sự việc xảy ra ông A có qua gia đình ông B xin lỗi và bồi thường tiền thuốc nhưng Ông C đòi bồi thường 15tr mới chịu bỏ qua. Ông A không chịu bồi thường số tiền đó và về nhà. Từ đó tới thời điểm ông A bị bắt không có chuyện gì xảy ra cả. Tới tháng 11/2013 công an huyện có gặp ông A nói với ông A rằng mời về trụ sở để hỏi một số việc về 1 vụ mất cắp tài sản (không liên quan tới ông A, ông A chỉ là hàng xóm của người bị mất cắp) thì bị giữ lại trụ sở công an Huyện mà không có giấy tờ gì thông báo tới gia đinh. Tới cuối ngày do gia đình không thấy ông A trở về mới lên trụ sở công an Huyện tìm mới biết ông A bị bắt giam vì gây thương tích cho ông B cách đây 4 năm. Đơn tố cáo của ông B được đánh máy và có ký tên, có giấy chứng nhận thương tích ( gia đình không được tiếp xem những giấy tờ này nên ko biết là bao nhiêu % theo đơn tố cáo là chỉ bị gẫy tay), có 1 người làm chứng , ông B hiện nay không có mặt tại phương.

    Gia đình tôi hiện nay đang rất bối rối không biết phải làm gì để xử lý việc này. Theo phán đoán của gia đình tôi: Chủ mưu trong việc tố cáo ông A là ông C. Ông C rất gét gia đình ông A, ông C một mặt tuyên bố đòi bỏ tù ông A nhưng một mặt đòi gia đình tôi đưa 15tr mới chịu rút đơn.

    Xin hỏi Luật sư công an Huyện làm như thế có đúng không?

    Sự việc xảy ra cách đây 4 năm và chỉ có 1 người làm chứng, giấy chứng nhận thương tích có khả năng mới làm gần đây chứ không phải cách đây 4 năm vì ông B sau khi bị đánh không vào bệnh viện chữa trị mà ở nhà. Xin hỏi luật sư những điều trên có đủ căn cứ để khép tội không?

    Mức vi phạm của ông A là ở mức dân sự hay hình sự và mức phạt là bao nhiêu?

    Mong được hồi âm sớm, Xin trân thành cảm ơn!

     
    3580 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #296553   11/11/2013

    legalconsult
    legalconsult
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/11/2012
    Tổng số bài viết (421)
    Số điểm: 3183
    Cảm ơn: 57
    Được cảm ơn 255 lần


    Chào bạn,

    Căn cứ vào các quy định sau:

    Điều 23.  Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự

    1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

    2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:

    a) Năm năm đối với các tội phạm ít nghiêm trọng;

    b) Mười năm đối với các tội phạm nghiêm trọng;

    c) Mười lăm năm đối với các tội phạm rất nghiêm trọng;

    d)  Hai mươi năm đối với các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

    Sự việc mới xảy ra được 4 năm nên thời hiệu truy cứu TNHS vẫn còn. Sau khi thực hiện bắt người, cơ quan điều tra phải thông báo cho gia đình người bị bắt, nơi cư trú of người đó biết. Việc không thông báo là sai quy định nhưng không ảnh hưởng tới sự thật của vụ án.

    Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của  người khác 

    1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

    a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

    b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

    c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

    d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

    đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

    e) Có tổ chức;

    g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

    h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

    i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

    k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì  lý do công vụ của nạn nhân.

    2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

    Do không biết tỷ lệ thương tích là bao nhiêu nên không thể xác định được là có căn cứ để khởi tố vụ án hay không. Theo đơn tố cáo là gãy tay, thực tế có như vậy hay không? Nếu mà thực tế có gãy tay thì mình nghĩ tỷ lệ thương tích trên 11% rồi.

    Về việc giám định tỷ lệ thương tích: Bạn không thể xác định được người bị hại có giám định tỷ lệ thương tích tại thời điểm 4 năm về trước hay không. Nếu có căn cứ xác định tỷ lệ thương tích là do mới giám định, thì có căn cứ là kết quả giám định không chính xác hoặc không phải do Ông A gây ra.

    Điều 105. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại

    1. Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 của Bộ luật hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.

    Nên nếu có thể thỏa thuận với người bị hại và người bị hại rút yêu cầu thì sẽ không khởi tố vụ án nữa. Do Ông C không phải là người bị hại, nên bạn không cần liên hệ bồi thường với Ông C, bạn nên trực tiếp liên hệ với Ông B để xem tình hình như thế nào, có phải Ông B là người viết đơn tố cáo hay không?

    Trân trọng.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn legalconsult vì bài viết hữu ích
    dinhhai.acc (11/11/2013) hieu_lawyer (18/11/2013)
  • #296607   11/11/2013

    dinhhai.acc
    dinhhai.acc

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2012
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 105
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 0 lần


    Cám ơn câu trloi của Luật sư và tôi xin hỏi thêm một số điều còn vướng mắc như sau:

    Sau khi hỏi Công an Huyện thì họ nói tỷ lệ thương tích là 4%. Họ không cho người thân trong gia đình vào thăm và nói rằng phải bị giam tối thiểu 2 tháng mới được thả ra. Tôi xin được hỏi là với tỷ lệ thương tất 4% đó CA Huyện có quyền bắt giam người hay không? và thời hạn giam 2 tháng có đúng hay không?

     
    Báo quản trị |  
  • #296616   11/11/2013

    legalconsult
    legalconsult
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/11/2012
    Tổng số bài viết (421)
    Số điểm: 3183
    Cảm ơn: 57
    Được cảm ơn 255 lần


    Chào bạn,

    Theo  Điểm a, Khoản 1, Diều 104 thì tỷ lệ thương tích dưới 11% nhưng sử dụng hung khí nguy hiểm, Hung khí nguy hiểm được quy định như sau:

    2.1. "Vũ khí" là một trong các loại vũ khí được quy định tại khoản 1 Điều 1 Quy chế quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (ban hành kèm theo Nghị định số 47/CP ngày 12/8/1996 của Chính phủ).

    2.2. "Phương tiện nguy hiểm" là công cụ, dụng cụ được chế tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống của con người (trong sản xuất, trong sinh hoạt) hoặc vật mà người phạm tội chế tạo ra nhằm làm phương tiện thực hiện tội phạm hoặc vật có sẵn trong tự nhiên mà người phạm tội có được và nếu sử dụng công cụ, dụng cụ hoặc vật đó tấn công người khác thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khoẻ của người bị tấn công.

    a. Về công cụ, dụng cụ

    Ví dụ: búa đinh, dao phay, các loại dao sắc, nhọn...

    b. Về vật mà người phạm tội chế tạo ra

    Ví dụ: thanh sắt mài nhọn, côn gỗ...

    c. Về vật có sẵn trong tự nhiên

    Ví dụ: gạch, đá, đoạn gậy cứng, chắc, thanh sắt...

     

    Điều 88. Tạm giam

    1. Tạm giam có thể được áp dụng đối với bị can, bị cáo trong những trường hợp sau đây:

    a) Bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; phạm tội rất nghiêm trọng;

    b) Bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội.

    …………

    3. Những người có thẩm quyền ra lệnh bắt được quy định tại Điều 80 của Bộ luật này có quyền ra lệnh tạm giam. Lệnh tạm giam của những người được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được lệnh tạm giam, đề nghị xét phê chuẩn và hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc tạm giam, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Viện kiểm sát phải hoàn trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra ngay sau khi kết thúc việc xét phê chuẩn.

    4. Cơ quan ra lệnh tạm giam phải kiểm tra căn cước của người bị tạm giam và thông báo ngay cho gia đình người bị tạm giam và cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị tạm giam cư trú hoặc làm việc biết.

     

    Điều 120. Thời hạn tạm giam để điều tra

    1. Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá hai tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá ba tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá bốn tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

    Việc tạm giam này chỉ được thực hiện khi đã có quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, và được VKS phê chuẩn. Bạn có thể liên hệ VKS xem đã có quyết định khởi tố vụ án và khởi tố bị can chưa?

    Theo hướng dẫn of mình ở trên, quan trọng là bạn phải liên hệ với người bị hại để giải quyết vấn đề, bồi thường để đc tình tiết giảm nhẹ.

    Trân trọng.

    Cập nhật bởi legalconsult ngày 11/11/2013 02:20:45 CH
     
    Báo quản trị |