Xin hỏi về việc chia tài sản trong trường hợp sau đây

Chủ đề   RSS   
  • #265345 30/05/2013

    loc30493

    Female
    Sơ sinh

    Đồng Tháp, Việt Nam
    Tham gia:30/05/2013
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin hỏi về việc chia tài sản trong trường hợp sau đây

     

    Năm 1970 ông Công kết hôn hợp pháp với bà Tác, 2 vợ chông sinh ra 4 người con là Xã, Hội, Chính, Trị. Năm 1992 anh Xã kết hôn hợp pháp với chị huyện có 2 người con là Thị, Trấn. Tháng 1 năm 2008, anh Xã đột ngột qua đời do tai nạn, trước đó anh Xã có di chúc để lại cho Thị, Trấn mỗi người 100 triệu trong đổi khối di sản của mình là 946 triệu. Tháng 1 năm 2009 ông Công chết để lại di sản 750 triệu, di chúc cho anh Xã, anh Trị mỗi người hưởng một phần di sản băng nhau trong luật dân sự của mình là 480 triệu. tình huống này phải chia sao đây?

     
    3721 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #265725   31/05/2013

    hanghell
    hanghell
    Top 75
    Lớp 8

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:27/11/2010
    Tổng số bài viết (874)
    Số điểm: 11042
    Cảm ơn: 522
    Được cảm ơn 426 lần


    Chào bạn!

    Về việc chia di sản mình gợi ý như sau:

    * chia di sản của anh Xã:

    Vì đề bài bạn viết "anh Xã để cho 2 con mỗi người 100 tr trong khối tài sản 946 tr của mình" nên ta có di sản của anh Xã để lại là 946 tr.

    Theo di chúc cho Thị = Trấn = 100tr => còn lại 746tr chia theo luật

    Số người được hưởng di chúc (hàng thừa kế thứ nhất)  theo luật là: Vợ, 2 con, bố (ông Công), mẹ (bà Tác). 2 con chưa thành niên vì vậy cả 5 người này đều được hưởng di sản theo điều 669 BLDS.

    Vậy từ khối di sản còn lại 746 chia đều cho 5 người mỗi người được nhận ~~ 149 triệu. (thỏa mãn điều kiện điều 669 BLDS)

    Như vậy ta có số di sản mỗi người được hưởng là:

    Ông Công = bà Tác= vợ (Huyện) = 149tr.

    Thị = Trấn = 249tr.

    * Chia di sản của ông Công:

    Vì tình huống ko đề cập nên có thể kết luận các con của ông đều đã thành niên và không có ai được nhận di sản bắt buộc theo điều 669. Chỉ còn mỗi bà Tác (vợ) sẽ được nhận 1 phần di sản ít nhất bằng 2/3  một suất chia di sản theo luật (điều 669).

    Tổng di sản là 750tr. 

    Anh Xã +anh Trị mỗi người 480/2= 240tr. Tuy nhiên vì anh Xã chết trước nên phần di sản chia cho anh này vô hiệu, phần còn lại vẫn có hiệu lực.

    Những người hưởng di sản hàng 1 theo luật gồm: Vợ, thế vị Xã (Thị, Trấn), Chính, Trị.

    Vậy mỗi người được hưởng: (750 - 240)/4 = 127,5 Tr. 

    Như vậy số di sản bà Tác được nhận là 127,5tr. (không vi phạm điều 669).

    Thị = Trấn= 127,5/2 = 63,75 tr.

    Chính = 127,5 tr.

    Trị = 240 + 127,5 = 367.5 tr.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #265731   31/05/2013

    nta.orange.94
    nta.orange.94

    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:31/05/2013
    Tổng số bài viết (33)
    Số điểm: 675
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 2 lần


    cho e hỏi là cái câu " Vậy từ khối di sản còn lại 746 chia đều cho 5 người mỗi người được nhận ~~ 149 triệu. (thỏa mãn điều kiện điều 669 BLDS)" thì thỏa mãn điều kiện ở đây là gì... vì e cũng chưa hiểu rõ điều 669 lắm.

     
    Báo quản trị |  
  • #265929   31/05/2013

    hanghell
    hanghell
    Top 75
    Lớp 8

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:27/11/2010
    Tổng số bài viết (874)
    Số điểm: 11042
    Cảm ơn: 522
    Được cảm ơn 426 lần


    nta.orange.94 viết:

    cho e hỏi là cái câu " Vậy từ khối di sản còn lại 746 chia đều cho 5 người mỗi người được nhận ~~ 149 triệu. (thỏa mãn điều kiện điều 669 BLDS)" thì thỏa mãn điều kiện ở đây là gì... vì e cũng chưa hiểu rõ điều 669 lắm.

    À để giải thích cái này thì mình trích điều 669 BLDS nhé

    "Điều 669. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

    Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này:

    1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

    2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động".

    Vì vậy mình nói "thỏa mãn điều 669" tức là khi chia ra số di sản mà những người được hưởng không phụ thuộc vào nội dung di chúc này đã >= 2/3 một suất chia thừa kế theo luật.

    Nêu chia ra phần di sản này không đáp ứng 2/3 một suất chia thừa kế theo luật thì sẽ phải lấy từ những người khác cho đủ mới thôi.

    (Vì mình nghĩ người thắc mắc này là sinh viên luật nên đã không giải thích kỹ).

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hanghell vì bài viết hữu ích
    nta.orange.94 (01/06/2013)
  • #266018   01/06/2013

    nta.orange.94
    nta.orange.94

    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:31/05/2013
    Tổng số bài viết (33)
    Số điểm: 675
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 2 lần


    cho e xin hỏi thêm 1 câu nữa ạ!.

    Bởi vì anh Xã chết trước nên chia thừa kế trước. Trong lúc chia thừa kế của anh Xã có chia cho ông Công 149tr thì 149triệu này không đc gộp vào phần 750 triệu của ông Công để chia tiếp ạ. Như của anh là chỉ chia phần 750 triệu nên e ko biết 149 triệu đc chia từ lúc ông Xã chết kia thì sẽ xử lý như thế nào ạ!

    Cảm ơn!

     
    Báo quản trị |  
  • #266051   01/06/2013

    hanghell
    hanghell
    Top 75
    Lớp 8

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:27/11/2010
    Tổng số bài viết (874)
    Số điểm: 11042
    Cảm ơn: 522
    Được cảm ơn 426 lần


    nta.orange.94 viết:

    cho e xin hỏi thêm 1 câu nữa ạ!.

    Bởi vì anh Xã chết trước nên chia thừa kế trước. Trong lúc chia thừa kế của anh Xã có chia cho ông Công 149tr thì 149triệu này không đc gộp vào phần 750 triệu của ông Công để chia tiếp ạ. Như của anh là chỉ chia phần 750 triệu nên e ko biết 149 triệu đc chia từ lúc ông Xã chết kia thì sẽ xử lý như thế nào ạ!

    Cảm ơn!

    Chào bạn!

    Bởi vì đề bài không đề cập đến việc chia trước hay chia sau và đề bài cũng có nói rằng: "Tháng 1 năm 2009 ông Công chết để lại di sản 750 triệu" vì vậy ta có thể suy luận là phần di sản mà ông Công thừa kế được đã nhập vào khối tài sản này hoặc cũng có thể đã được sử dụng vào mục đích nào đó vì vậy không cần phải cộng phần di sản được thừa kế cho ông Công nữa

    Thân ái,

     
    Báo quản trị |