Xin Hỏi Về Vật Dụng Sinh Hoạt Dùng Tự Vệ

Chủ đề   RSS   
  • #392848 19/07/2015

    quang260391

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/07/2015
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin Hỏi Về Vật Dụng Sinh Hoạt Dùng Tự Vệ

    Dạ chào Luật Sư

    xin cho em hỏi như trên tiêu đề,em muốn dùng cây nhíp sắt để tự vệ có hợp pháp không a? em xin cám ơn

    http://nld.vcmedia.vn/dxlNyscccccccccccc0LrfrNo7RxIh/Image/2012/12/nhip_bbe41.gif

    dạ em không biết cách up hình,copy trang web này tạm,xin thông cảm lần sau em rút kinh nghiệm

    Cập nhật bởi anhdv352 ngày 19/07/2015 05:35:50 CH Cập nhật bởi quang260391 ngày 19/07/2015 11:15:37 SA Cập nhật bởi quang260391 ngày 19/07/2015 11:14:07 SA
     
    2966 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #392898   19/07/2015

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    quang260391 viết:

    Dạ chào Luật Sư

    xin cho em hỏi như trên tiêu đề,em muốn dùng cây nhíp sắt để tự vệ có hợp pháp không a? em xin cám ơn

    http://nld.vcmedia.vn/dxlNyscccccccccccc0LrfrNo7RxIh/Image/2012/12/nhip_bbe41.gif

    dạ em không biết cách up hình,copy trang web này tạm,xin thông cảm lần sau em rút kinh nghiệm

    Chào bạn.

    Tự vệ theo cách nói trong luật là phòng vệ chính đáng.

    Luật hình sự:

    Điều 15. Phòng vệ chính đáng

    1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

    Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

    2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả  rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

    Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự.

    Như vậy, nếu một người ĐANG có hành vi xâm phạm quyền lợi thì bạn có quyền phòng vệ nếu ở mức thích đáng thì không phạm tội.

    Nếu phòng vệ vượt quá mức thích đáng thì là phạm tội "Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng".

    Ví dụ: một người đang hành hung bạn nên bạn chống trả thì không phạm tội; tuy nhiên, nếu họ hành hung xong bỏ về mà bạn dùng "cây nhíp sắt" gây thương tích cho họ thì không phải là phòng vệ hoặc họ chưa làm gì mà bạn đã dùng "cây nhíp sắt" để "tự vệ" thì không phải là phòng vệ.

     

     
    Báo quản trị |