Xin hỏi về vấn đề phòng vệ chính đáng

Chủ đề   RSS   
  • #212394 08/09/2012

    Xin hỏi về vấn đề phòng vệ chính đáng

    Tình huống được đặt ra như sau ( tình huống có thật em đọc được nhưng em xin rút gọn ) :Do A nghi ngờ B ngoại tình với mình. Anh A bèn đi cùng ông C ( bố A ) và D ( anh của A ) đến nhà B

    B biết được A đến bèn trèo lên gác để trốn , có mang theo 1 cây kéo ( dài 18cm, lưỡi kéo 10,5 cm , mà B khai là mang lên để cắt râu )

    Khi đến nhà B, A thấy B đang đi trốn nên chạy lên gác để lôi B xuống, ông C hô lớn : " lôi cổ thằng B xuống đây, ko xuống đánh chết nó " ,  anh D thì ném về phía B 1 viên gạch, anh A tiếp đến lao vào B xô đẩy, B cầm kéo khua nhiều nhát , khiến A bị thương

    Kết quả giám định cho thấy  thương tật của anh A là 05%

    sau đó , B phải bồi thường cho A  1 triệu và tại cơ quan thi hành án 2 triệu

    vậy hành vi của B có phải là phòng vệ chính đáng ko ah ? tại sao 
    Xin mọi người cho ý kiến, em xin cảm ơn

    Linh Nguyễn

     
    10578 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #212420   08/09/2012

    Thưa anh, nhưng trong tình huống trên có 1 vài chi tiết như ông C hô lớn : " lôi cổ thằng B xuống đây, ko xuống đánh chết nó " , anh D thì ném về phía B 1 viên gạch, anh A xô vào đấy có là sự đe dọa ko ạ ? đấy có thể là nguy cơ thực tế đe dọa ko ạ ? 

    Linh Nguyễn

     
    Báo quản trị |  
  • #212424   08/09/2012

    longquochan
    longquochan
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2012
    Tổng số bài viết (799)
    Số điểm: 7274
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 446 lần


    Theo đề của bạn thì B ngoại tình với vợ A.

    Với đề bài bạn đưa ra thì có lẽ để xác định xem hành vi của B có phải là phòng vệ chính đáng hay không còn tùy thuộc vào quá trình điều tra và hoàn cảnh thực tế của B lúc đó.

    Theo mình nếu như B lúc đó có điều kiện để chạy,hô cứu..hơn là phản kháng lại mà B lại không chọn thì có thể coi hành vi của B không phải là phòng vệ chính đáng.Tuy nhiên trong TH B không còn cách nào khác là phải chống lại hành vi của A và người nhà bởi hành vi của A và người nhà là trái pháp luật thì có thể coi là phòng vệ chính đáng.Ngoài ra có thể xem TH này B có thể dùng vật khác có tính sát thương thấp hơn kéo để chống lại hay không...Khi đó mới có thể xác đinh chính xác được.

    Theo lời khai của B thì mang kéo lên để cắt khâu qua đó có thể nói là B không có mục đích đâm A từ trước mà là do hoàn cảnh bắt buộc(theo ý của đề).Vì vậy theo mình hành vi của B là phòng vệ chính đáng.(Việc chứng minh B cầm kéo lên trước lúc A đến theo mình khá là khó).

     

    Tư vấn pháp luật miễn phí qua gmail: hoangtunglkd.neu@gmail.com.

    Hãy nhớ rằng những gì bạn biết chỉ là một hạt cát, còn những điều bạn chưa biết mới đúng là một đại dương.

    Không phải lúc nào bạn cố gắng cũng thành công,nhưng phải luôn cố gắng để không hối tiếc khi thất bại !!!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn longquochan vì bài viết hữu ích
    mrko0l92 (08/09/2012)
  • #212433   08/09/2012

    longquochan viết:

    Theo đề của bạn thì B ngoại tình với vợ A.

    Với đề bài bạn đưa ra thì có lẽ để xác định xem hành vi của B có phải là phòng vệ chính đáng hay không còn tùy thuộc vào quá trình điều tra và hoàn cảnh thực tế của B lúc đó.

    Theo mình nếu như B lúc đó có điều kiện để chạy,hô cứu..hơn là phản kháng lại mà B lại không chọn thì có thể coi hành vi của B không phải là phòng vệ chính đáng.Tuy nhiên trong TH B không còn cách nào khác là phải chống lại hành vi của A và người nhà bởi hành vi của A và người nhà là trái pháp luật thì có thể coi là phòng vệ chính đáng.Ngoài ra có thể xem TH này B có thể dùng vật khác có tính sát thương thấp hơn kéo để chống lại hay không...Khi đó mới có thể xác đinh chính xác được.

    Theo lời khai của B thì mang kéo lên để cắt khâu qua đó có thể nói là B không có mục đích đâm A từ trước mà là do hoàn cảnh bắt buộc(theo ý của đề).Vì vậy theo mình hành vi của B là phòng vệ chính đáng.(Việc chứng minh B cầm kéo lên trước lúc A đến theo mình khá là khó).

     

    Cám ơn bạn. Bạn đã giúp mình hiểu ra 2 mặt, tuy nhiên, việc B lúc lên tầng có mang theo kéo để cắt râu , là mang từ trước, mà lên với mục đích trốn, vậy B đã có sự chuẩn bị công cụ là kéo, và mình thiếu 1 chi tiết là cuối tình huống sau khi A bị thương thì B đã tri hô dân làng đến cứu 

    Linh Nguyễn

     
    Báo quản trị |  
  • #212435   08/09/2012

    longquochan
    longquochan
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2012
    Tổng số bài viết (799)
    Số điểm: 7274
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 446 lần


    Với những tình tiết như vậy mình nghĩ hành vi của B là phòng về chính đáng.

    Không biết ý kiến của bạn thế nào về vấn đề này.

    Tư vấn pháp luật miễn phí qua gmail: hoangtunglkd.neu@gmail.com.

    Hãy nhớ rằng những gì bạn biết chỉ là một hạt cát, còn những điều bạn chưa biết mới đúng là một đại dương.

    Không phải lúc nào bạn cố gắng cũng thành công,nhưng phải luôn cố gắng để không hối tiếc khi thất bại !!!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn longquochan vì bài viết hữu ích
    mrko0l92 (09/09/2012)
  • #212442   08/09/2012

    longquochan viết:

    Với những tình tiết như vậy mình nghĩ hành vi của B là phòng về chính đáng.

    Không biết ý kiến của bạn thế nào về vấn đề này.

    theo mình thì đây là phòng vệ không chính đáng, vì thực chất B có thể kêu cứu nhưng B đã cầm kéo khua lại, có yếu tố lỗi, tuy nhiên mình cũng không chắc lắm, vậy mới xin ý kiến mọi người để tham khảo

    Linh Nguyễn

     
    Báo quản trị |  
  • #212445   08/09/2012

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


    Chào Longquoctran!

    Hành vi phòng vệ chính đáng thì ko nhất thiết là phải trong trường hợp ko có sự lựa chọn nào khác ngoài sự chống trả lại hành vi xâm hại. mà ngay cả trong trường hợp có thể có lựa chọn khác như chạy trốn thì người bị xâm hại vẫn có thể sử dụng vũ lực để chống trả lại hành vi xâm hại ở mức độ cần thiết.

    Trong trường hợp trên, xét về các yếu tố như: hành vi xâm hại, tương quan lực lượng cũng như hành vi gây thiệt hại của B thì hoàn toàn có thể thấy B có đủ cơ sở cho rằng tính mạng, sức khỏe của mình bị xâm hại nên hành vi chống trả đó được coi là cần thiết. Do đó, hành vi của B phải được coi là hành vi phòng vệ chính đáng.

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn anhdv352 vì bài viết hữu ích
    longquochan (08/09/2012) mrko0l92 (09/09/2012)
  • #212471   08/09/2012

    longquochan
    longquochan
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2012
    Tổng số bài viết (799)
    Số điểm: 7274
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 446 lần


    Chị anhdv352 viết sai tên em rồi.:D.

    Theo em ở đây nếu chỉ xét riêng về hành vi của B chống lại A và người nhà của A để mà nói tương xứng theo như điều 15 BLHS là khá khó (lai tùy thuộc vào ý chí chủ quan của thẩm phán).Nếu phân tích theo ngôn ngữ của điều luật thì phải chăng là quá cứng nhắc và khi đó có một số TH sẽ oan cho người bị hại ?.Việc em phân tích như vậy cũng chỉ nhằm mục đích chứng minh rằng hành vi của B là phòng vệ chính đáng.::D

    Tư vấn pháp luật miễn phí qua gmail: hoangtunglkd.neu@gmail.com.

    Hãy nhớ rằng những gì bạn biết chỉ là một hạt cát, còn những điều bạn chưa biết mới đúng là một đại dương.

    Không phải lúc nào bạn cố gắng cũng thành công,nhưng phải luôn cố gắng để không hối tiếc khi thất bại !!!

     
    Báo quản trị |  
  • #212477   08/09/2012

    xautraidatinh
    xautraidatinh

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/04/2012
    Tổng số bài viết (49)
    Số điểm: 425
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 8 lần


    theo mình trong trường hợp này chỉ cần xét các yếu tố cần thiết cho hành vi của B xét xem có là phòng về chính đáng hay không mình có 2 ý như sau:

    - hành động của B là cần thiết .thứ nhất là gia đình A đã có hành vi đe dọa không chỉ bằng lời nói mà còn bằng vũ lực bằng chứng là D đã đáp gạch và B,và A lao vào người B như vậy hành động của B là cần thiết đê chống trả và ngăn chặn hành vi nguy hiểm cho xã hội và tự bảo về chính mình 

    -vũ khí mà B sử dựng để chống trả là cái kéo,xét trong trương hợp này B mang để mục đích phòng thân vì chỉ khi mà A lao vào B tính thế thực sự cấp bách và nguy hiểm B mới dùng đến cái kéo đòng thời B khua mặc định không có ý làm tổn hại nậng nề đến A ,và viết thương A phải chịu không quá chênh lệnh nếu như B không có hành vi chống trả.

    ngoài ra mình nghĩ nên thâm khảo kĩ nghị quyết 02 của hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao:D

    HÃY SỐNG VÀ LÀM VIỆC THEO HIẾN PHÁP VÀ PHÁP LUẬT

    tri thức được hình thành trong tĩnh lặng,tính cách được tạo nên từ bão táp

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xautraidatinh vì bài viết hữu ích
    mrko0l92 (09/09/2012)
  • #212588   09/09/2012

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


    hihi, sorry longquochan. :))

     Về việc xem xét có hay không phải là hành vi phòng vệ chính đáng ko chỉ là dựa trên ý chí chủ quan của thẩm phán đâu mà còn dựa vào rất nhiều yếu tố khác nhau.

    Với các tình huống như trên thì trước tiên cần phải phân tích đó có phải là hành vi phòng vệ hay không. Và nếu là hành vi phòng vệ thì nó có phải là phòng vệ chính đáng hay là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.

    Ở câu hỏi thứ 1: hành vi của B có phải là hành vi phòng vệ hay không. Câu trả lời là có. Bởi lẽ, có hành vi xâm hại thì sẽ có hành vi phòng vệ. B hoàn toàn có quyền phòng vệ chính đáng trong trường hợp tính mạng, sức khỏe của mình đã hoặc đang bị đe dọa. Trường hợp này B đang bị đe dọa về tính mạng, sức khỏe, do đó phát sinh quyền phòng vệ.

    Câu hỏi thứ 2: hành vi phòng vệ của B có phải ở mức độ cần thiết hay không.

    Nghị quyết 02 đã đưa ra một số yếu tố để xác định giới hạn cần thiết của hành vi phòng vệ đó là “Để xem xét hành vi chống trả có tương xứng hay không, có rõ ràng là quá đáng hay không, thì phải xem xét toàn diện những tình tiết có liên quan đến hành vi xâm hại và hành vi phòng vệ như: khách thể cần bảo vệ (thí dụ: bảo vệ địa điểm thuộc bí mật quốc gia, bảo vệ tính mạng); mức độ thiệt hại do hành vi xâm hại có thể gây ra hoặc đã gây ra và do hành vi phòng vệ gây ra; vũ khí, phương tiện, phương pháp mà hai bên đã sử dụng; nhân thân của người xâm hại (nam, nữ; tuổi; người xâm hại là côn đồ, lưu manh…); cường độ của sự tấn công và của sự phòng vệ; hoàn cảnh và nơi xảy ra sự việc (nơi vắng người, nơi đông người, đêm khuya)… Đồng thời cũng cần phải chú ý đến yếu tố tâm lý của người phải phòng vệ có khi không thể có điều kiện để bình tĩnh lựa chọn được chính xác phương pháp, phương tiện chống trả thích hợp, nhất là trong trường hợp họ bị tấn công bất ngờ”. Cụm từ “tương xứng” mà nghị quyết 02 sử dụng ở đây muốn nói tới hành vi phòng vệ đủ để ngăn chặn hành vi xâm hại, ngăn ngừa hậu quả mà hành vi xâm hại gây ra chứ không có nghĩa là so sánh công cụ, phương tiện mà người xâm hại sử dụng với công cụ, phương tiện mà người phòng vệ sử dụng hay là thiệt hại mà người phòng vệ gây ra cho người xâm hại phải ngang bằng hoặc nhỏ hơn thiệt hại do người xâm hại đẹ dọa gây ra hoặc đã gây ra cho người phòng vệ. Chính vì vậy, để tránh sự hiểu sai quy định về PVCĐ, BLHS 1999 đã thay thế cụm từ “tương xứng” bằng cụm từ “cần thết”, tuy nhiên, bản chất của vấn đề ở đây không thay đổi. Vì vậy, nội dung về PVCĐ trong Nghị quyết số 02 hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS 1985 vẫn được giữ nguyên.

    Đối chiếu với tình huống trên thì có thể thấy hành vi của B là hành vi phòng vệ chính đáng. :)

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
  • #212817   10/09/2012

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Tôi đồng tình với quan điểm của bạn , theo đó thì trường hợp bạn  nêu ra, hành vi của B được coi là phòng vệ chính đáng.

    Về tình huống cụ thể này, tôi không muốn lạm bàn thêm nữa. Chỉ xin nêu ra những quan điểm của mình về chế định phòng vệ chính đáng để các bạn cùng trao đổi thôi.

    Để xác định hành vi phòng vệ của một người có phải là phòng vệ chính đáng hay không, hay nó là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, chúng ta phải xuất phát từ việc nghiên cứu như thế nào là phòng vệ chính đáng từ chính khái niệm của nó.

    Khoản 1 Điều 15 BLHS quy định: "Phòng vệ chính đáng là hành vi của một người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên".

    Chế định phòng vệ chính đáng trong luật hình sự cho đến nay vẫn là vấn đề được rất nhiều người quan tâm và thực tiễn đấu tranh chống tội phạm có nhiều ý kiến khác nhau nên dẫn đến các quyết định khác nhau trong nhiều trường hợp. Đã có nhiều bài viết của các nhà khoa học, những người làm công tác thực tiễn bàn về phòng vệ chính đáng. Nhưng chưa có một nghiên cứu nào với ý nghĩa là một công trình khoa học đề cập một cách đầy đủ, toàn diện. Về phía cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cũng chưa có một giải thích chính thức nào về chế định này.

    Trước khi có BLHS năm 1985, TANDTC có ban hành chỉ thị số 07 ngày 22/12/1983. Trong đó phần I quy định về việc xét xử các hành vi xâm phạm tính mạng hoặc sức khoẻ của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.

    Sau khi BLHS năm 1985 ra đời, qua việc tổng kết thực tiễn xét xử, Hội đồng Thẩm phán TANDTC ban hành Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 05/01/1986. Trong đó tại phần II có đề cập đến chế định phòng vệ chính đáng.

    Hai văn bản này tuy chỉ là văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật. Nhưng qua thực tiễn xét xử thì cho đến nay, nó được sử dụng như là một văn bản giải thích chính thức của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về chế định phòng vệ chính đáng, tinh thần của nó vẫn còn phù hợp với quy định của Điều 15 BLHS. Nội dung như sau:

    Hành vi xâm phạm tính mạng hoặc sức khỏe của người khác được coi là phòng vệ chính đáng khi có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Hành vi xâm hại những lợi ích cần phải bảo vệ là hành vi phạm tội hoặc rõ ràng là có tính chất nguy hiểm cho xã hội.

    b) Hành vi nguy hiểm cho xã hội đang gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại thực sự và ngay tức khắc cho những lợi ích cần phải bảo vệ.

    c) Phòng vệ chính đáng không chỉ gạt bỏ sự đe dọa, đẩy lùi sự tấn công, mà còn có thể tích cực chống lại sự xâm hại, gây thiệt hại cho chính người xâm hại.

    d) Hành vi phòng vệ phải tương xứng với hành vi xâm hại, tức là không có sự chênh lệch quá đáng giữa hành vi phòng vệ với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại.

    Tương xứng không có nghĩa là thiệt hại do người phòng vệ gây ra cho người xâm hại phải ngang bằng hoặc nhỏ hơn thiệt hại do người xâm hại đe dọa gây ra hoặc đã gây ra cho người phòng vệ.

    Để xem xét hành vi chống trả có tương xứng hay không, có rõ ràng là quá đáng hay không, thì phải xem xét toàn diện những tình tiết có liên quan đến hành vi xâm hại và hành vi phòng vệ như: khách thể cần bảo vệ (thí dụ: bảo vệ địa điểm thuộc bí mật quốc gia, bảo vệ tính mạng); mức độ thiệt hại do hành vi xâm hại có thể gây ra hoặc đã gây ra và do hành vi phòng vệ gây ra; vũ khí, phương tiện, phương pháp mà hai bên đã sử dụng; nhân thân của người xâm hại (nam, nữ; tuổi; người xâm hại là côn đồ, lưu manh…); cường độ của sự tấn công và của sự phòng vệ; hoàn cảnh và nơi xảy ra sự việc (nơi vắng người, nơi đông người, đêm khuya) v.v… Đồng thời cũng cần phải chú ý đến yếu tố tâm lý của người phải phòng vệ có khi không thể có điều kiện để bình tĩnh lựa chọn được chính xác phương pháp, phương tiện chống trả thích hợp, nhất là trong trường hợp họ bị tấn công bất ngờ.

    Sau khi đã xem xét một cách đầy đủ, khách quan tất cả các mặt nói trên mà nhận thấy rõ ràng là trong hoàn cảnh sự việc xảy ra, người phòng vệ đã sử dụng những phương tiện, phương pháp rõ ràng quá đáng và gây thiệt hại rõ ràng quá mức (như: gây thương tích nặng, làm chết người) đối với người có hành vi xâm hại thì coi hành vi chống trả là không tương xứng và là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Ngược lại, nếu hành vi chống trả là tương xứng thì đó là phòng vệ chính đáng.

    (Ở trên là nội dung nguyên văn, từ "tương xứng" được BLHS 1999 sửa thành "cần thiết").

    Tuy vậy, hai văn bản trên còn hạn chế về nhiều mặt, chúng chưa quy định một cách đầy đủ những dấu hiệu của chế định phòng vệ chính đáng, như chưa đưa ra được căn cứ xác định thế nào là cần thiết khi thực hiện hành vi chống trả? Các lợi ích bị xâm phạm trong trường hợp nào thì hành vi chống trả được coi là phòng vệ, trường hợp nào không được coi là phòng vệ? Dẫn đến không ít trường hợp còn có nhận thức rất khác nhau.

    Qua thực tiễn đấu tranh chống tội phạm, quan điểm của đại đa số những người làm công tác thực tiễn trong các cơ quan tiến hành tố tụng đều cho rằng những điều kiện cần và đủ để một hành vi được coi là phòng vệ chính đáng phải hội đủ các yếu tố sau:

    1/ Về phía nạn nhân (người bị chống trả) phải là người đang có hành vi xâm phạm có tính chất nguy hiểm đáng kể (hành vi đã bắt đầu và chưa kết thúc) đến các lợi ích quy định tại Điều 15 BLHS. Nếu hành vi chưa bắt đầu hoặc đã kết thúc thì hành vi chống trả không được coi là hành vi phòng vệ.

    Mức độ đáng kể tuỳ thuộc vào tính chất quan trọng của quan hệ xã hội bị xâm phạm và phụ thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công của nạn nhân. QHXH cần bảo vệ càng quan trọng bao nhiêu thì tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi xâm phạm của nạn nhân càng nghiêm trọng bấy nhiêu. Nếu tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi xâm phạm không đáng kể thì hành vi chống trả không được coi là phòng vệ.

    Hành vi xâm phạm phải là hành vi trái pháp luật (có thể là hành vi phạm tội hoặc hành vi khác trái với quy định của các ngành luật khác xâm phạm nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, của tổ chức và của công dân). Nếu hành vi xâm phạm lại là hành vi mà pháp luật cho phép, thì người bị xâm phạm không có quyền chống trả để phòng vệ.

    Khi xét hành vi xâm phạm trong trường hợp phòng vệ chính đáng phải xét trong mối tương quan với hành vi chống trả. Không phải bất cứ hành vi phạm tội nào xảy ra, người có hành vi chống trả gây chết người hoặc gây thương tích cho người có hành vi xâm phạm đề là phòng vệ chính đáng. Ngược lại có hành vi xâm phạm chưa phải là phạm tội, nhưng vì nó xâm phạm nghiêm trọng đến các lợi ích cần bảo vệ nên hành vi chống trả vẫn được coi là phòng vệ chính đáng.

    Như vậy, khi xem xét hành vi của người đang xâm phạm đến các lợi ích cần bảo vệ, không phải chỉ căn cứ vào tính chất nguy hiểm của hành vi xâm phạm, mà còn phải chú ý đến lợi ích cần bảo vệ, đồng thời xét nó trong mối quan hệ với hành vi chống trả trong từng trường hợp cụ thể để xem nó có được coi là phòng vệ chính đáng hay không.

    2/ Về phía người phòng vệ

    Nếu thiệt hại do người có hành vi xâm phạm gây ra có thể là thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản, nhân phẩm, danh dự hoặc các lợi ích khác, thì thiệt hại do người có hành vi phòng vệ gây ra chỉ có thể là thiệt hại về tính mạng hoặc sức khỏe cho người có hành vi xâm phạm.

    Nếu không gây thiệt hại cho chính người xâm phạm mà gây thiệt hại cho người khác, hoặc không gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe cho người xâm phạm mà lại gây thiệt hại khác thì không được coi là hành vi phòng vệ.

    Hoặc nếu do người xâm phạm gây thiệt hại đến tài sản của người khác nên người chống trả cũng gây thiệt hại lại về tài sản của người xâm phạm thì cũng không được coi là phòng vệ chính đáng.

    3/ Yêu cầu về sự cần thiết của hành vi chống trả

    Hành vi chống trả phải là hành vi cần thiết. Tuy nhiên sự cần thiết không có nghĩa là ngang bằng hay tương đương, bên xâm phạm gây thiệt hại thế nào thì bên phòng vệ cũng chỉ được gây thiệt hại như thế đó. Sự chống trả cần thiết trước hết phải căn cứ vào tính chất của các lợi ích bị xâm phạm, tính chất của hành vi xâm phạm và các mối tương quan khác giữa hành vi xâm phạm với hành vi phòng vệ.

    Lợi ích bị xâm phạm càng quan trọng bao nhiêu; tính chất, mức độ của hành vi xâm phạm càng nguy hiểm và nghiêm trọng bao nhiêu thì hành vi chống trả càng phải mạnh mẽ, quyết liệt bấy nhiêu. Khi đánh giá hành vi chống trả có cần thiết hay không phải đặt nó trong hoàn cảnh cụ thể trong mối quan hệ giữa lợi ích được bảo vệ và hành vi chống trả. Đồng thời còn phải căn cứ vào nhiều yếu tố khác như: mối tương quan lực lượng giữa các bên, thời gian, không gian xảy ra sự việc.

    Phòng vệ chính đáng không chỉ nhằm gạt bỏ sự đe dọa, đẩy lùi sự tấn công trái pháp luật, mà nó còn thể hiện thái độ tích cực chống trả lại sự xâm phạm đến các lợi ích cần bảo vệ. Nó không chỉ là nghĩa vụ mà còn là quyền của con người, nên không đặt ra yêu cầu phương pháp, phương tiện của người phòng vệ cũng phải như phương pháp, phương tiện mà người tấn công sử dụng.

    Như vậy, khi đánh giá hành vi chống trả có cần thiết hay không phải xem xét một cách toàn diện tất cả các tình tiết của vụ án. Trong đó cần đặc biệt chú ý đến tâm lý, thái độ của người phòng vệ khi xảy ra sự việc, họ không có điều kiện để bình tĩnh lựa chọn chính xác phương pháp, phương tiện thích hợp để chống trả, nhất là trong trường hợp bị tấn công bất ngờ. Chỉ coi là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng khi sự chống trả rõ ràng là quá đáng. Tức là hành vi chống trả rõ ràng là quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

    Ranh giới giữa phòng vệ chính đáng và vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là rất mong manh. Không thể có một khái niệm cụ thể như thế nào là PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG, thì cũng không thể đưa ra một khái niệm cụ thể như thế nào là VƯỢT QUÁ GIỚI HẠN PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG.

     

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    anhdv352 (11/09/2012) mrko0l92 (11/09/2012) longquochan (19/10/2012)