Xin hỏi về tranh chấp lối đi chung

Chủ đề   RSS   
  • #547557 30/05/2020

    Tuyet551963

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/05/2020
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Xin hỏi về tranh chấp lối đi chung

    kính thưa luật sư .

    gia đình tôi mua nhà mặt tiền đường ng kim P6 q 10 Bên hong nhà tôi có hẻm rong 5,25 dài 18 m bên trong có 4 hộ hẻm cụt hẻm xi măng .nhà tôi có cửa hong  rộng 2m,5 gia đình tôi thường đi ra vô đường hẻm nầy vì nhà hai mặt tiền từ năm 1978 đến nay không có gì xảy ra .nhưng khg biết gì mà có một hộ bên trong cầm đầu dành hẻm, lấy ổ khoá tự khoá cổng không cho tôi chìa khoá và nói đó là hẻm của bốn nhà bên trong, trong khi trước đó chủ tịch phường chưa đổi thì ông kêu gọi sáu hộ hùng tiền sửa sang hẻm lại còn giấy tờ rảnh rành đó mà không biết bà chủ tịch mới đổi về nói có bốn hộ nên nhà phía sau không cho tôi xử dụng đi con hẻm nầy và nói cho đi tạm thời. Tôi rất buồn không hiểu phường làm như vậy  trong khi sống từ 1978 đến giờ vậy tôi nhờ luật sư chỉ tôi phải làm sao khi từ trước đến giờ nhà tôi hai mặt tiền xin cảm ơn luật sư

     
    3187 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Tuyet551963 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (30/05/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #547640   30/05/2020

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2218)
    Số điểm: 12665
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1615 lần


    Chúng tôi xin tư vấn cho bạn trong trường hợp phần đất là lối đi chung được xác định là thuộc sở hữu riêng như sau:

    Quyền về lối đi chung đã được quy định trong BLDS 2015 như sau:

    “Điều 254. Quyền về lối đi qua

    1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

    Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

    Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.

    3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.”

    Theo đó, gia đình bạn và các gia đình khác có đất đai phía bên trong mảnh đất của gia đình hàng xóm thì có quyền yêu cầu gia đình hàng xóm đó dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ, và phải có sự đền bù thích hợp cho gia đình hàng xóm, trừ khi các bên có thỏa thuận khác. Gia đình hàng xóm dành lối đi cần thiết cho gia đình bạn và các gia đình khác.

    Để giải quyết được vấn đề của bạn, bạn cần phải xác định một số vấn đề sau để xác định là gia đình của mình có quyền về lối đi chung với phần đất của gia đình hàng xóm hay không:

    - Thứ nhất, gia đình hàng xóm đó là chủ sở hữu của phần đất là đường đi chung hay không?

    - Thứ hai, khi gia đình hàng xóm mở đường đi chung trên đất của họ, thì gia đình bạn và các hộ gia đình cùng sử dụng đường đi chung đó có đền bù cho gia đình hàng xóm không? Hoặc các bên có thỏa thuận gì khác không?

    Do bạn không nắm rõ gia đình hàng xóm đó có sổ đỏ với phần đất đó hay không, và các bên có thỏa thuận gì về vấn đề đền bù hay không nên chúng tôi không thể kết luận về tính hợp pháp của hành vi không cho đi trên phần đất là lối đi chung của gia đình đó. Nên bạn cần phải xác định lại thông tin chính xác để kết luận.

    Tuy nhiên, nếu bạn xác định được hai vấn đề trên, trong đó phần đất là đường đi chung đó thuộc quyền sở hữu của gia đình hàng xóm và trước đó, gia đình bạn và các gia đình khác đã có sự đền bù cho gia đình hàng xóm hoặc thỏa thuận khác thì quyền về lối đi chung được xác lập với mảnh đất của gia đình bạn.

    Và quyền đối với đường đi chung này chỉ bị chấm dứt khi thuộc một trong các trường hợp được quy định tại BLDS 2015 như sau:

    “Điều 256. Chấm dứt quyền đối với bất động sản liền kề

    Quyền đối với bất động sản liền kề chấm dứt trong trường hợp sau đây:

    1. Bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền thuộc quyền sở hữu của một người.

    2. Việc sử dụng, khai thác bất động sản không còn làm phát sinh nhu cầu hưởng quyền.

    3. Theo thỏa thuận của các bên.

    4. Trường hợp khác theo quy định của luật.”

    Tức là gia đình hàng xóm muốn rào lại phần đất là lối đi chung chỉ khi được gia đình bạn và các gia đình khác đồng ý.

    Như vậy là gia đình hàng xóm không cho đi trên lối đi chung là không đúng pháp luật. Gia đình bạn có thể yêu cầu UBND cấp xã, phường can thiệp bằng thủ tục hòa giải cơ sở. Nếu hòa giải cơ sở tại UBND cấp xã không thành thì tranh chấp về lối đi chung sẽ do TAND nơi có bất động sản giải quyết.

    Còn nếu, gia đình hàng xóm đó không có sổ đỏ với phần đất trên thì họ không có quyền gì đối với phần đất đó cả. Do đó bạn có thể yêu cầu UBND cấp xã, phường giải quyết.

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn toanvv vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (30/05/2020)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.