Xin hỏi về thừa kế cổ phần và quyền kế thừa các quyền lợi, nghĩa vụ trong công ty CP Đại chúng

Chủ đề   RSS   
  • #4052 22/06/2009

    greenworldpy

    Sơ sinh

    Phú Yên, Việt Nam
    Tham gia:10/06/2009
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin hỏi về thừa kế cổ phần và quyền kế thừa các quyền lợi, nghĩa vụ trong công ty CP Đại chúng

    Xin chào ,

    Cho tôi xin hỏi 1 số vấn đề về kế thừa tài sản và di sản.

    Tôi xin trình bày tình huống như sau:
    Bố tôi vừa mất (tháng 05 năm 2009), ông không để lại di chúc cho gia đình.
    Trước đây bố tôi công tác tại 01 công ty CP được CP hoá từ 1 đơn vị Nhà nước năm 2007. Ông nắm giữ 8% CP cổ đông sáng lập, là Uỷ viên HĐQT gồm 05 thành viên, chức vụ công tác: Phó tổng giám đốc. Năm 2008, cty tăng vốn lên gấp 2 (17tỷ đồng) nhưng bố tôi không tham gia góp vốn nên so CP nắm giữ còn lại là 4%.

    Tôi xin hỏi :

    1. Thủ tục thừa kế tài sản, di sản.

    2. Chủ tịch HĐQT của công ty họp với 03 Ủy viên HĐQT còn lại quyết định thêm 01 Uỷ viên vào hội đồng mà không thông qua Đại hội đồng cổ đông. Việc này có đúng luật không?

    3. Theo điều lệ của công ty, Uỷ viên HĐQT là người: nắm giữ hoặc được ủng hộ tối thiểu là 5% CP hoặc là người am hiểu ngành nghề công ty đang kinh doanh sản xuất. Tôi có thể kế thừa CP của bố tôi la 4% cộng với 1% cổ đông ủng hộ ứng cử vào HĐQT được không? Tôi cũng có 1 thời gian tham gia công tác tại công ty này trong 01 năm với vị trí Giám đốc của 01 trong 04 công ty thành viên.

    4. Theo luật kế thừa, tôi vẫn là cổ đông sáng lập của công ty có đúng không. Nếu đúng thì xin  cho biết quyền lợi của cổ đông sáng lập ?

    Xin chân thành cám ơn .
    Cập nhật bởi LawSoft05 ngày 23/09/2010 11:18:29 AM
     
    8462 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #4053   22/06/2009

    LS_TheMinh
    LS_TheMinh
    Top 500
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2008
    Tổng số bài viết (127)
    Số điểm: 691
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 9 lần


    Thừa kế cổ phần

    Xin chào anh/chị,

     Theo quy định về thừa kế tại Bộ Luật Dân sự năm 2005 thì khi bố anh mất, những người sau đây được thừa kế số cổ phần của bố anh:

     - ông nội, bà nội (nếu còn sống)

    - mẹ của anh

    - tất cả các con

    Luật Doanh nghiệp năm 2005 chỉ quy định về thừa kế trong công ty TNHH hai thành viên.

    Xin trích Điều 45 Luật Doanh nghiệp năm 2005 như sau:

    Điều 45. Xử lý phần vốn góp trong các trường hợp khác

    1. Trong trường hợp thành viên là cá nhân chết hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của thành viên đó là thành viên của công ty.

    2. Trong trường hợp có thành viên bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự thì quyền và nghĩa vụ của thành viên đó trong công ty được thực hiện thông qua người giám hộ.

    3. Phần vốn góp của thành viên được công ty mua lại hoặc chuyển nhượng theo quy định tại Điều 43 và Điều 44 của Luật này trong các trường hợp sau đây:

    a) Người thừa kế không muốn trở thành thành viên;

    b) Người được tặng cho theo quy định tại khoản 5 Điều này không được Hội đồng thành viên chấp thuận làm thành viên;

    c) Thành viên là tổ chức bị giải thể hoặc phá sản.

    4. Trường hợp phần vốn góp của thành viên là cá nhân chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì phần vốn góp đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự.

    5. Thành viên có quyền tặng cho một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác.

    Trường hợp người được tặng cho là người có cùng huyết thống đến thế hệ thứ ba thì họ đương nhiên là thành viên của công ty. Trường hợp người được tặng cho là người khác thì họ chỉ trở thành thành viên của công ty khi được Hội đồng thành viên chấp thuận.

    6. Trường hợp thành viên sử dụng phần vốn góp để trả nợ thì người nhận thanh toán có quyền sử dụng phần vốn góp đó theo một trong hai cách sau đây:

    a) Trở thành thành viên của công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận;

    b) Chào bán và chuyển nhượng phần vốn góp đó theo quy định tại Điều 44 của Luật này.

     

    Do đó, anh chị liên hệ cơ quan công chứng để hoàn tất thủ tục khia nhận di sản thừa kế đối với số cổ phần của bố anh sau đó liên hệ công ty và Sở Kế hoạch và Đầu tư đề điều chỉnh thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh.

     

    2/ Quyền của cổ đông sáng lập được quy định tại Điều 84 Luật Doanh nghiệp năm 2005

     

    Điều 84. Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập

    1. Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán và phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

    2. Trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, công ty phải thông báo việc góp vốn cổ phần đến cơ quan đăng ký kinh doanh. Thông báo phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

    a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nơi đăng ký kinh doanh;

    b) Tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán, số cổ phần các cổ đông sáng lập đăng ký mua;

    c) Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với cổ đông sáng lập là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh đối với cổ đông là tổ chức; số cổ phần đăng ký mua, số cổ phần và trị giá cổ phần đã thanh toán, loại tài sản góp vốn cổ phần của từng cổ đông sáng lập;

    d) Tổng số cổ phần và giá trị cổ phần đã thanh toán của các cổ đông sáng lập;

    đ) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty.

    Người đại diện theo pháp luật của công ty phải chịu trách nhiệm cá nhân về các thiệt hại đối với công ty và người khác do thông báo chậm trễ hoặc thông báo không trung thực, không chính xác, không đầy đủ.

    3. Trường hợp có cổ đông sáng lập không thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua thì số cổ phần chưa góp đủ đó của cổ đông sáng lập được xử lý theo một trong các cách sau đây:

    a) Các cổ đông sáng lập còn lại góp đủ số cổ phần đó theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty;

    b) Một hoặc một số cổ đông sáng lập nhận góp đủ số cổ phần đó;

    c) Huy động người khác không phải là cổ đông sáng lập nhận góp đủ số cổ phần đó; người nhận góp vốn đó đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập của công ty. Trong trường hợp này, cổ đông sáng lập chưa góp cổ phần theo đăng ký đương nhiên không còn là cổ đông của công ty.

    Khi số cổ phần đăng ký góp của các cổ đông sáng lập chưa được góp đủ thì các cổ đông sáng lập cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị số cổ phần chưa góp đủ đó.

    4. Trường hợp các cổ đông sáng lập không đăng ký mua hết số cổ phần được quyền chào bán thì số cổ phần còn lại phải được chào bán và bán hết trong thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

    5. Trong thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho cổ đông sáng lập khác, nhưng chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trong trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó và người nhận chuyển nhượng đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập của công ty.

    Sau thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập đều được bãi bỏ.

    3/ Việc bổ sung ủy viên HĐQT thược thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông (Điều 96 Luật Doanh nghiệp năm 2005)

     

    Trân trọng.

    Luật sư Trương Thế Minh

    Di động 0909097070

    Email: ls.minh@yahoo.com

    www.luatsuminh.com

     

    Cập nhật bởi LawSoft05 ngày 23/09/2010 11:19:10 AM

    Luật sư Trương Thế Minh

    Di động 0909097070

    Email: minh@luatsuminh.com

    www.luatsuminh.com

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư Trương Thế Minh

Di động 0909097070

Email: minh@luatsuminh.com

www.luatsuminh.com