Chào bạn, Dựa vào những thông tin mà bạn cung cấp. Tôi xin có một số ý kiến đóng góp như sau:
Thứ nhất, Bạn chưa nêu rõ câu hỏi là muốn hỏi về thời hạn mà anh Hải bị tạm gia tối đa trong giai đoạn nào nên tôi có đưa ra cho bạn một số thời hạn tạm giam với từng giai đoạn như sau:
Về thời hạn tạm giam để điều tra, Điều 120 BLTTHS 2003 quy định thời hạn tạm giam phụ thuộc vào từng loại tội. Cụ thể:
– Nếu tội phạm được điều tra là tội ít nghiêm trọng thì thời hạn tạm giam không quá hai tháng. Thời hạn này có thể được gia hạn một lần không quá một tháng. Như vậy, tổng thời hạn tạm giam để điều tra một vụ án về tội ít nghiêm trọng là 3 tháng. Riêng đối với những vụ án về tội ít nghiêm trọng được áp dụng thủ tục rút gọn thì thời hạn tạm giam để điều tra, truy tố được quy định tại khoản 3 Điều 322 BLTTHS là không được quá mười sáu ngày.
– Nếu tội phạm được điều tra là tội nghiêm trọng thì thời hạn tạm giam không quá ba tháng. Thời hạn này có thể được gia hạn hai lần, lần thứ nhất không quá 2 tháng, lần thứ hai không quá một tháng. Như vậy, tổng thời hạn tạm giam để điều tra một vụ án về tội nghiêm trọng là 6 tháng.
– Nếu tội phạm được điều tra là tội rất nghiêm trọng thì thời hạn tạm giam không quá bốn tháng. Thời hạn này có thể được gia hạn hai lần, lần thứ nhất không quá ba tháng, lần thứ hai không quá hai tháng. Như vậy, tổng thời hạn tạm giam điều tra một vụ án về tội rất nghiêm trọng là 9 tháng.
– Nếu tội phạm được điều tra là tội đặc biệt nghiêm trọng thì thời hạn tạm giam không quá bốn tháng. Thời hạn này có thể được gia hạn ba lần mỗi lần không quá bốn tháng. Như vậy, tổng thời hạn tạm giam để điều tra một vụ án về tội đặc biệt nghiêm trọng cũng là 16 tháng.
Như vậy thời hạn tạm giam tối đa trong giai đoạn điều tra theo quy định của BLTTHS là 16 tháng.
Ngoài ra dưới đây là vòng xoay thời gian tạm giam trong giai đoạn điều tra(ngày) chưa tính thời gian gia hạn là như sau:
Mức độ
tội phạm
Thời gian
tạm giam trong
các giai đoạn
tố tụng (ngày)
|
Ít nghiêm trọng
(có khung hình phạt từ 3 năm tù trở xuống)
|
Nghiêm trọng
(có khung hình phạt mức cao nhất đến 7 năm tù)
|
Rất nghiêm trọng
(có khung hình phạt mức cao nhất đến 15 năm tù)
|
Đặc biệt
nghiêm trọng
(mức cao nhất của khung hình phạt là trên 15 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình)
|
Thời hạn điều tra
|
60
|
90
|
120
|
120
|
Gia hạn điều tra
|
30
|
90
|
150
|
480
|
Thời hạn truy tố
|
20
|
20
|
30
|
30
|
Gia hạn truy tố
|
10
|
15
|
30
|
30
|
Trả hồ sơ điều tra
bổ sung
|
120
|
120
|
120
|
120
|
Gửi hồ sơ cho tòa án
|
3
|
3
|
3
|
3
|
Tòa án chuẩn bị xét xử
|
30
|
45
|
60
|
120
|
Gia hạn chuẩn bị
xét xử
|
15
|
15
|
30
|
30
|
Trả hồ sơ điều tra
bổ sung
|
60
|
60
|
60
|
60
|
Ra quyết định xét xử
|
15
|
15
|
15
|
15
|
Tổng cộng
|
363
|
473
|
618
|
1.008
|
Điều tra, xét xử lại
|
Quay trở lại từ đầu
|
Bạn có thể đối chiếu với những quy định trên để có thể biết chính xác hơn về thời gian tối đa tạm giam đối với anh Hải.
Thứ hai, Vì trong vụ việc này, bạn cung cấp còn rất ít thông tin về những hành vi của anh Hải trong vụ việc và kết luận điều tra của cơ quan điều tra nên tôi khó có thể tư vấn chính xác cho bạn được. Tuy nhiên, nếu trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử nếu cơ quan có thẩm quyền có những tài liệu, chứng cứ xác thực chứng minh được anh Hải hoàn toàn có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại điều 139 Bộ luật hình sự 1999(sửa đổi bổ sung 2009) thì Tòa án sẽ kết luận anh Hải phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo hình phạt cụ thể tùy mức độ vi phạm và hậu quả gây ra. Còn nếu cơ quan có thẩm quyền không thể chứng minh được đó là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì Toàn án sẽ không thể kết tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đối với anh Hải.
Thứ ba, đối với vật, tiền bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép, thì không tịch thu mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp. Trong trường hợp này, để có căn cứ trả lại tài sản cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, trong quá trình điều tra cũng như tại phiên tòa, các cơ quan tiến hành tố tụng phải xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản là vật, tiền đã bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép. Khoản 2 Điều 41 BLHS 1999( sửa đổi, bổ sung 2009) quy định: “Đối với những vật, tiền bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép là những vật, tiền thuộc sở hữu của người khác thì không tịch thu mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp”
Khoản 3 Điều 41 BLHS 1999(sửa đổi, bổ sung 2009) quy định: “Vật, tiền thuộc tài sản của người khác, nếu người này có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm, thì có thể bị tịch thu, sung quỹ nhà nước”. Điều đó có nghĩa là cho phép Tòa án có quyền quyết định tịch thu hay không tịch thu sung quỹ nhà nước. Trong trường hợp này, nếu xác định được chủ sở hữu không có lỗi trong việc để người phạm tội sử dụng vật, tiền của mình vào việc thực hiện tội phạm, thì Tòa án trả lại vật, tiền đó cho chủ sở hữu. Nếu xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp có lỗi trong việc để người phạm tội sử dụng vật, tiền của mình làm công cụ, phương tiện thực hiện tội phạm, thì ngoài việc tịch thu tiền, vật đó để sung quỹ nhà nước, hành vi của chủ sơ hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản đó có thể còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi đồng phạm với vai trò giúp sức về vật chất.
Như vậy, việc xử lý vật chứng như thế nào( tức là số tiền mà cơ quan điều tra thu được ) sẽ do cơ quan có thẩm quyền quyết dựa vào những căn cứ đã được xác minh trước đó về chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản hợp pháp.
Trên đây là ý kiến đóng góp của tôi, nếu còn thắc mắc bạn vui lòng liên hệ:
Chuyên viên tư vấn: Nguyễn Thị Liên
BỘ PHẬN TƯ VẤN PHÁP LUẬT HÌNH SỰ - HÀNH CHÍNH | CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM
M: (+84-4) 32.123.124; (+84-4) 32.899.888 - E: cle.vietkimlaw@gmail.com; luatvietkim@gmail.com - W: www.vietkimlaw.com
Ad: Trụ sở chính - Tầng 5, Tòa nhà SHB, 34 Giang Văn Minh, Ba Đình, HN | VPGD - Tầng 5, Nhà C, 236 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, HN.