Cùng với nhu cầu dịch vụ thuê giúp việc tăng cao, quy định về đóng BHXH và BHYT cho người giúp việc cũng đang được quan tâm hiện nay. Căn cứu Điều 12 Thông tư 19/2014/TT-BLĐTBXH quy định:
“Điều 12. Tiền Iương
1. Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận.
2. Tiền lương (bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác) do hai bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Thông tư này.
3. Mức lương (bao gồm cả chi phí ăn, ở của người lao động sống cùng gia đình người sử dụng lao động nếu có) không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định áp dụng đối với địa bàn nơi người lao động làm việc.
Điều 19. Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để người lao động tự lo bảo hiểm.”
Căn cứ theo quy định trên người sử dụng lao động là giúp việc gia đình chi trả trực tiếp vào lương cho người giúp việc 1 khoản tiền tương đương mức đóng BHXH trên mức lương thoả thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do chính phủ quy định.
Về mức đóng bảo hiểm:
Căn cứ theo Điều 87 Luật BHXH 2014 quy định mức đóng BHXH bắt buộc bằng tỷ lệ % mức tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc.
Đối với mức đóng BHYT, căn cứ Khoản 1 Điều 18 Quyết định 595/QĐ-BHXH sửa đổi bổ sung Qđ 505/QĐ – BHXH năm 2020 quy định, mức đóng hằng tháng bằng 4,5% mức tiền lương tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng 3%; người lao động đóng 1,5%.
Như vậy, bạn cần phải đóng các loại BHXH và BHYT cho người giúp việc với mức đóng nêu trên.