Mình xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:
A đề nghị B mua xe của mình với giá 4,5 triệu vì vậy A và B đã xác lập hợp đồng miệng và có giá trị pháp lý theo quy định tại khoản 1 Điều 119, điểm b khoản 1 điều 388 Bộ Luật dân sự 2015 như sau:
Điều 119. Hình thức giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.
Điều 388. Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực
1. Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực được xác định như sau:
a) Do bên đề nghị ấn định;
b) Nếu bên đề nghị không ấn định thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
Như vậy bên A đã ra một đề nghị giao kết hợp đồng bằng lời nói cho bên B, hai bên không có thỏa thuận khác nên theo luật thì hợp đồng có hiệu lực từ khi B nhận được đề nghị của A. Mặt khác, A có thỏa thuận thời hạn thực hiện hợp đồng là 10 ngày, đến ngày thứ 10 B đem tiền qua nhưng A đã bán xe cho ngưới thứ 3 là vi phạm hợp đồng. Bên B có thể kiện bên A vi phạm hợp đồng, nhưng phải chứng minh được thiệt hại thực tế xảy ra (như lãi mượn tiền để mua xe) để làm căn cứ chứng minh, bắt buộc A bồi thường cho mình.