Chào bạn,
Thủ tục phá sản không phải là một thủ tục tố tụng Dân sự, vì tính chất đặc thù của việc phá sản, nên thủ tục này được điều chỉnh bởi Luật phá sản. Theo Điều 5 Luật phá sản 2004, thì thủ tục phá sản thông thường bao gồm các thủ tục nhỏ sau:
1/ Thủ tục nộp đơn yêu cầu và mở thủ tục phá sản.
2/ Thủ tục phục hồi Doanh nghiệp.
3/ Thủ tục thanh lý tài sản, các khoản nợ.
4/ Thủ tục tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản.
Tùy từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thẩm quyền có thể thực hiện thủ tục rút gọn, lược bỏ một vài thủ tục nhỏ trong thủ tục phá sản.
Theo khoản 2, khoản 3 Điều 39 Luật Phá sản 2004, nếu người bảo lãnh lâm vào tình trạng phá sản có hai trường hợp:
- Nếu người bảo lãnh lâm vào tình trạng phá sản, người được bảo lãnh không lâm vào tình trạng phá sản thì người được bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán khi đến hạn đối với bên nhận bảo lãnh.
- Nếu cả người bảo lãnh, người được bảo lãnh lâm vào tình trạng phá sản thì người nhận bảo lãnh trở thành chủ nợ của người bảo lãnh.
Trân trọng.
Ls. Đinh Thị Quỳnh Như.
Luật sư Đinh Thị Quỳnh Như - 0909999445
CÔNG TY LUẬT TNHH MTV AN LUẬT
Địa chỉ: 299/2 Nguyễn Văn Trỗi, Phường 1, Quận Phú Nhuận
www.anluat.vn
Email: info@anluat.vn