Xin được tư vấn về việc lấy ý kiến của con chung trên 7 tuổi trong ly hôn

Chủ đề   RSS   
  • #594818 30/11/2022

    huynhthanhch

    Mầm

    Vietnam
    Tham gia:22/07/2022
    Tổng số bài viết (28)
    Số điểm: 785
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 31 lần


    Xin được tư vấn về việc lấy ý kiến của con chung trên 7 tuổi trong ly hôn

    Mong được mọi người hỗ trợ giúp mình vấn đề sau ạ. Vợ chồng đồng thuận ly hôn, có con chung trên 7 tuổi, trên nguyên tắc thì con phải ra toà để lấy ý kiến xem muốn theo ba hay mẹ. Vậy trường hợp cả vợ và chồng đều không muốn cho con ra toà vì ngại con bị ảnh hưởng tâm lý thì có cách nào khác như cho con viết thư tay, quay video clip,... không ạ? Mình xin cảm ơn.
     
    494 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn huynhthanhch vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (30/11/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #594887   30/11/2022

    Xin được tư vấn về việc lấy ý kiến của con chung trên 7 tuổi trong ly hôn

    Cảm ơn câu hỏi của bạn! Trong một số trường hợp, Tòa án lấy ý kiến của con bằng văn bản trước đó, sau đó, theo yêu cầu của một bên đương sự, Tòa tiếp tục triệu tập con để xét lại nguyện vọng của con ngay tại phiên tòa hoặc có trường hợp Hội đồng xét xử trực tiếp liên lạc với trẻ qua điện thoại để xác định lại ý nguyện của con. Căn cứ Điều 208 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì việc lấy ý kiến của con chưa thành niên và các thủ tục tố tụng khác đối với người chưa thành niên phải bảo đảm thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của người chưa thành niên, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, giữ bí mật cá nhân của người chưa thành niên.

     
    Báo quản trị |  
  • #594918   30/11/2022

    Xin được tư vấn về việc lấy ý kiến của con chung trên 7 tuổi trong ly hôn

    Chào bạn, mình có vài thông tin hỗ trợ vấn đề của bạn như sau:

    Theo hướng dẫn tại Mục 26 Phần IV Văn bản 01/2017/GĐ-TANDTC giải đáp vấn đề nghiệp vụ do Tòa án nhân dân tối cao ban hành thì việc lấy ý kiến của con chưa thành niên từ đủ bảy tuổi trở lên được thực hiện như sau:

    26. Theo quy định tại khoản 3 Điều 208 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì: “Đối với vụ án tranh chấp về nuôi con khi ly hôn hoặc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, Thẩm phán phải lấy ý kiến của con chưa thành niên từ đủ bảy tuổi trở lên... Như vậy, có được hiểu rằng chỉ những vụ án có tranh chấp về nuôi con mới lấy ý kiến của con? Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 2 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì: "...con từ đủ 7 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con”. Vậy áp dụng quy định nào mới đúng?

    - Đoạn thứ 2 khoản 3 Điều 208 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định: “Đối với vụ án tranh chấp về nuôi con khi ly hôn hoặc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, Thẩm phán phải lấy ý kiến của con chưa thành niên từ đủ bảy tuổi trở lên, trường hợp cần thiết có thể mời đại diện cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em chứng kiến, tham gia ý kiến. Việc lấy ý kiến của con chưa thành niên và các thủ tục tố tụng khác đối với người chưa thành niên phải bảo đảm thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của người chưa thành niên, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, giữ bí mật cá nhân của người chưa thành niên”.

    - Điều 55 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 về thuận tình ly hôn quy định: “Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đảng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn”.

    - Khoản 2 Điều 81 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con”.

    Theo các quy định nêu trên, để bảo đảm quyền lợi của người con, Tòa án phải lấy ý kiến của người con, xem xét nguyện vọng của người con từ đủ 07 tuổi trở lên; phương pháp lấy ý kiến phải bảo đảm thân thiện với trẻ em. Tuy nhiên, Tòa án phải căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của người con để quyết định giao cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng.”

    Như vậy, hiện nay pháp luật chưa có quy định bắt buộc việc lấy ý kiến của con chưa thành niên từ đủ bảy tuổi trở lên phải thực hiện tại Tòa án. Cũng theo rà soát, hiện nay pháp luật chưa có quy định về quy trình chi tiết khi lấy ý kiến. Tuy nhiên, pháp luật có quy định rằng việc lấy ý kiến phải bảo đảm thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của người chưa thành niên, nên trên thực tế có nhiều trường hợp việc lấy ý kiến này đã được thực hiện bên ngoài trụ sở Tòa án dưới nhiều hình thức khác nhau như nói chuyện trực tiếp, viết bản khai,... Tuy nhiên thủ tục lấy ý kiến phải do bên phía Tòa án thực hiện.

    Hi vọng thông tin của mình hữu ích cho bạn.

     
    Báo quản trị |