Xin được tư vấn về ủy quyền

Chủ đề   RSS   
  • #437882 06/10/2016

    congiap01

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/01/2014
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 115
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin được tư vấn về ủy quyền

    Kính thưa các luật sư

    Mình và 3 người bạn có góp vốn thành lập 1 công ty cổ phần (đã hoạt động được 2 năm), trụ sở tại Hải phòng nhưng mình lại sống tại Bình Dương. Do đó gặp khó khăn khi tham gia họp HĐQT cũng như làm việc (3 cổ đông khác thì có 2 người điều hành và 1 làm CEO kiêm đại diện pháp luật và thuê thêm BGĐ người ngoài), do lớn tuổi  nên mình làm chủ tịch HĐQT

    Nay mình định ủy quyền cho 1 người khác thay mình tham gia HĐQT, làm chủ tịch thay thì có được không (mình tìm trên mạng thì có thể), người mình định ủy quyền làm chủ tịch thay hiện đang là công chức thì có được không? Mong các luật sư giúp đỡ.

    P/s: Mình nghe nói là theo luật DN mới thì cty không nhất thiết phải có con dấu tròn như ngày xưa, vậy cty có thể hủy, không dùng con dấu nữa cho đỡ rủi ro, mất công bảo quản có được không?

     
    4930 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #437917   07/10/2016

    luatsungothethem
    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần


    Bạn tham khảo:

    Điều 18. Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp

    1. Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

    2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

    a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

    b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

    c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;

    d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

    đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

    e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.

    Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.

    Về con dấu:

    Công ty có quyền làm con dấu với mẫu mã, hình thức do Công ty quy định nhưng phải bảo đảm:

    Điều 44. Con dấu của doanh nghiệp

    1. Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin sau đây:

    a) Tên doanh nghiệp;

    b) Mã số doanh nghiệp.

    2. Trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

    3. Việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty.

    4. Con dấu được sử dụng trong các trường hợp theo quy định của pháp luật hoặc các bên giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng dấu.

    Bạn có thể tham khảo thêm tại www.luatdoanhnghiepvn.vn hoặc luatdoanhgia.vn

     

    Luật sư Ngô Thế Thêm - www.luatdoanhgia.com; www.luatdoanhgia.vn - 098.112.9988 - 0904.779997

    LUẬT DOANH GIA - Nền Tảng Pháp Lý Việt

    Email: luatsungothethem@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #437940   07/10/2016

    luatvichanly
    luatvichanly
    Top 150
    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/08/2015
    Tổng số bài viết (625)
    Số điểm: 3445
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 116 lần


    Với câu hỏi của bạn , Bộ phận tư vấn pháp luật Công ty TNHH LTDKingdom xin được đưa ra ra ý kiến tư vấn như sau :

    1. Căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 152 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định :

    4. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản trị vắng mặt hoặc không thể thực hiện được nhiệm vụ của mình thì ủy quyền bằng văn bản cho một thành viên khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng quản trị theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty. Trường hợp không có người được ủy quyền thì các thành viên còn lại bầu một người trong số các thành viên tạm thời giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị theo nguyên tắc đa số.

    Như vậy , nếu bạn đang giữ chức danh  Chủ tịch HĐQT  , muốn ủy quyền cho người khác tham gia HĐQT thì chỉ được ủy quyền  cho “một thành viên khác”  khi “Vắng mặt hoặc không thể thực hiện được nhiệm vụ của mình” .  Hay nói cách khác , khi có lý do chính đáng , Chủ tịch HĐQT mới được phép ủy quyền cho một thành viên khác trong cùng công ty .Việc ủy quyền này phải được lập thành văn bản rõ ràng , ghi nhận phạm vi đại diện , các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo Điều lệ công ty và các quy định của pháp luật có liên quan . Bạn không thể lựa chọn một người không phải là thành viên công ty đứng ra nhận ủy quyền .

     

    2. Tại Khoản 18, 19 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2014 quy định:

    Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý công ty và người quản lý doanh nghiệp tư nhân, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty.

    Người thành lập doanh nghiệp là tổ chức, cá nhân thành lập hoặc góp vốn để thành lập doanh nghiệp

    Theo khoản 3 Điều 14 Luật viên chức về quyền của viên chức về hoạt động kinh doanh và làm việc ngoài thời gian quy định:

    Được góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác

    Tại Điều 37 Luật phòng chống tham nhũng năm 2005 có quy định:          

    - Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, vợ hoặc chồng của những người đó không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.          

    - Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán - tài vụ, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán vật tư, hàng hoá, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó.         

     - Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan không được để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi do mình quản lý trực tiếp.

    Như vậy từ những phân tích trên thì công chức có thể tham gia góp vốn công ty cổ phần  với tư cách là cổ đông góp vốn mà không được tham gia với tư cách là người trong hội đồng quản trị hay ban kiểm soát của doanh nghiệp.  

    Vậy , 1 cổ đông trong công ty là công chức vẫn có thể nhận ủy quyền của Chủ tịch HĐQT .         

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luatvichanly vì bài viết hữu ích
    congiap01 (08/10/2016)
  • #438035   08/10/2016

    congiap01
    congiap01

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/01/2014
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 115
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


    Cảm ơn sự tư vấn của các luật sư. Xin vui lòng cho biết rõ hơn:

    Vậy tôi là Chủ tịch HĐQT thì có thể ủy quyền cho 1 người bạn (đang là công chức, viên chức) thay mặt tôi tham gia HĐQT, ký thay cho tôi các NQ của HĐQT khi tôi vắng mặt được không?

    ông bạn này đang là người NN thì có đc nhận ủy quyền của tôi, thay tôi làm chủ tịch HĐQT khi tôi vắng mặt hay không (xin lưu ý là HĐQT không điều hành cty hàng ngày, vì đó là công việc của ban GĐ rồi)

     
    Báo quản trị |  
  • #438119   10/10/2016

    hmtlth
    hmtlth

    Female
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/12/2012
    Tổng số bài viết (100)
    Số điểm: 1286
    Cảm ơn: 77
    Được cảm ơn 23 lần


    Chào bạn,

    Câu hỏi thứ nhất, các bạn khác đã giải đáp giúp bạn rồi.

    Về câu hỏi thứ hai bạn hỏi việc công ty bạn có thể không sử dụng con dấu được không, mình xin tư vấn cho bạn như sau:

    Luật Doanh nghiệp có quy định:

    Điều 44. Con dấu của doanh nghiệp

    1. Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin sau đây:

    a) Tên doanh nghiệp;

    b) Mã số doanh nghiệp.

    2. Trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

    3. Việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty.

    4. Con dấu được sử dụng trong các trường hợp theo quy định của pháp luật hoặc các bên giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng dấu.

    5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

     

    Điều này được hướng dẫn cụ thể theo Nghị định 96/2015/NĐ-CP như sau:

    Điều 12. Số lượng, hình thức, nội dung mẫu con dấu của doanh nghiệp

    1. Chủ doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân, Hội đng thành viên đi với công ty hợp danh, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần quyết đnh số lượng, hình thức, nội dung và mẫu con dấu, việc quản lý và sử dụng con dấu, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác. Nội dung Điều lệ hoặc Quyết định về con dấu của doanh nghiệp phải bao gồm:

    a) Mu con dấu, gồm: Hình thức, kích cỡ, nội dung, mầu mực dấu.

    b) Số lượng con dấu.

    c) Quy định về quản lý và sử dụng con dấu.

    2. Mu con dấu doanh nghiệp được thể hiện dưới một hình thức cụ thể (hình tròn, hình đa giác hoặc hình dạng khác). Mỗi doanh nghiệp có một mẫu con dấu thống nhất về nội dung, hình thức và kích thước.

    3. Thông tin về mã số doanh nghiệp và tên doanh nghiệp trong nội dung mẫu con dấu thực hiện theo quy định tại Điều 30 và Khoản 1 Điều 38 Luật Doanh nghiệp. Ngoài thông tin nêu trên, doanh nghiệp có thể bổ sung thêm ngôn ngữ, hình ảnh khác vào nội dung mẫu con dấu của doanh nghiệp, trừ các trường hp quy định tại Điều 14 Nghị định này.

     

    Như vậy, việc Luật Doanh nghiệp quy định cho doanh nghiệp được tự ý quyết định số lượng con dấu của mình không có nghĩa là doanh nghiệp được phép không sử dụng con dấu nhé bạn. Nên công ty bạn không thể không có con dấu riêng được đâu ạ.

     

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư Ngô Thế Thêm - www.luatdoanhgia.com; www.luatdoanhgia.vn - 098.112.9988 - 0904.779997

LUẬT DOANH GIA - Nền Tảng Pháp Lý Việt

Email: luatsungothethem@gmail.com