Theo quan điểm của tôi, ông Y không xâm phạm quyền tác giả bởi 03 lý do:
Thứ nhất: theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ, cụ thể:
"Điều 25. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao
1. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao bao gồm:
a) Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân;"
Nghị định 100/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật sở hữu trí tuệ có quy định chi tiết "Tự sao chép một bản quy định tại điểm a khoản 1 Điều 25 của Luật Sở hữu trí tuệ áp dụng đối với các trường hợp nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân không nhằm mục đích thương mại.". Như vậy ông Y đã sử dụng (sao chép) luận văn tiến sỹ của ông X đã được công bố (bảo vệ thành công) nhằm mục đích nghiên cứu, học tập...
Thứ hai: Ông X đã chủ động photo cho Ông Y một số nội dung trong luận văn tiến sỹ của mình để ông Y nghiên cứu, điều này có thể hiểu ông X đã "ngầm" đồng ý cho ông Y sử dụng một số thông tin trong luận văn của mình để thực hiện luận văn tiến sỹ của ông Y.
Thứ ba: Ông Y đã ghi đúng nội dung mà không hề cố ý làm sai lệch nội dung mà ông X đã nghiên cứu trước đó. Tuy nhiên sơ suất ở đây chính là ông X không ghi trích dẫn nguồn thông tin.
Nói tóm lại hành vi của ông X không thỏa các điều kiện về hành vi xâm phạm quyền tác giả tại Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ. Chính vì vậy, ông X không thể yêu cầu ông Y bồi thường 50 triệu vì hành vi vi phạm quyền tác giả. Ông X chỉ có thể khiếu nại đến nơi mà ông Y đang học tiến sỹ để hủy bỏ kết quả nghiên cứu của ông Y hoặc yêu cầu ông Y phải trích dẫn nguồn của thông tin trong trường hợp thông tin này không ảnh hưởng lớn đến nội dung luận văn tiến sỹ của ông Y.