Xích mích, cãi nhau dẫn đến ẩu đã gây thương tích? Mong được tư vấn!

Chủ đề   RSS   
  • #270478 20/06/2013

    cuonglongttttt

    Male
    Sơ sinh

    Sóc Trăng, Việt Nam
    Tham gia:20/06/2013
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Xích mích, cãi nhau dẫn đến ẩu đã gây thương tích? Mong được tư vấn!

    Quá trình sự việc như sau:

    Bác tôi và chủ sạp buôn bán (trong chợ) có xảy ra xích mích, cãi nhau dẫn đến ẩu đã gây thương tích.

    - vào khoảng 4h sáng, 2 bên dọn đồ bán trên sạp, do kê đồ ko hợp lý nên bác trai tôi xãy ra cự cãi với chồng và con trai chị N, Bác trai tôi có nói với con trai chị N là "mày nhỏ tuổi ăn nói hỗn hào coi chừng tao bẻ cổ mày", lúc này chỉ có chồng chị N và con trai N ở đó. Sau đó 2 bên không cự cãi hay lời qua tiếng lại gì nữa, tiếp tục dòn hàng. Chồng chị N kêu con trai N về chở N ra.

    - Chị N vừa ra tới đã chạy sang sạp bác tôi, dùng tay sỉ vào mặt và mắt bác tôi, đồng thời đánh vào mặt nhưng không trúng do bác trai tôi liên tục thục lui về sau và dùng tay gạt tay N ra.

    - Lúc này chồng N và con trai N từ bên sạp họ chạy sang đánh tới tấp vào bác trai tôi, bác gái tôi thấy vậy chạy lại can thì bị N đánh vào mặt và chồng N đánh làm gãy xương quay cổ tay. Sau đó N cùng chồng và con trai tiếp tục dùng tay, chân đánh và dùng gạch ném, tấn công bác trai tôi làm bác trai tôi bỏ chạy 1 đoạn gần 20m. Lúc đó bác gái tôi chạy đi báo công an.

    - Sau khi bị 3 người cùng đánh và truy đuổi, bác trai tôi cầm gạch quơ ngang và hất tung 3 người ra rồi bỏ chạy, vô tình trúng đầu chị N. Lúc này con trai N vẫn đuổi theo và ném gạch.

    - Sau khi bác trai tôi bỏ chạy, bác gái quay lại (lúc này công an chưa tới) thì bị chị N rượt đánh tiếp, đồng thời tuyên bố chính quyền không làm gì được chị, còn con trai chị thì tuyên bố "công an ở đây hôi lông lắm"

    Sau đó 2 bác tôi và N vào bệnh viện. Bác trai tôi bị chấn thương bụng (do chồng N đá trúng)cùng nhiều xây xác trên cơ thể, bác gái bị gãy xương tay và bầm một số nơi trên cơ thể. N nhập viện và tự thuê xe chở lên tuyến trên, xác định bị tụ máu ở đầu, sau khi chích thuốc tan máu bầm nay đã xuất viện và đi chơi nhưng không về trình báo với cơ quan công an.

    - Bác tôi gần 50 tuổi, chị N và chồng hơn 30 tuổi, con trai chị N 18 tuổi.

    - Trong quá trình lấy lời khai bác trai tôi, công an buộc bác tôi nhận "cầm gạch quơ" và "chọi gạch" là như nhau, nhưng bác tôi cho rằng do trời tối, mắt mờ và bị đánh tới tấp nên chỉ "cầm gạch quơ ngang". Công an cho rằng bác tôi đánh người gây chấn thương đầu là có tội và phải bồi thường.

    Quý luật sư cho tôi xin hỏi một số ý như sau:

    1) Hành vi tấn công người của chị N cùng chồng và con trai, cụ thể là tràn sang sạp bên bác tôi để đánh người có tội hay không?

    2) Khi bác trai tôi bỏ chạy mà họ vẫn tiếp tục truy đuổi như vậy có tội hay không? theo qui định hay điều luật nào?

    3) Cùng một lúc 3 người đánh 1 người có khác với từng người đánh 1 người hay không? mức độ khác nhau và xử phạt như thế nào?

    4) Bác trai tôi tự vệ nhưng lỡ gây thương tích (cụ thể là quơ gạch trúng đầu chị N nhưng không nguy hiểm tính mạng và nay chị N đã bình phục và xuất viện), như vậy bác tôi phải chịu trách nhiệm pháp luật như thế nào? và phải bồi thường ra sao?

    5) Chị N cùng chồng và con trai tấn công 2 bác tôi làm họ nhập viện, mất khả năng lao động (2 lao động chính trong gia đình) trong khi chỉ N nhập viện, chồng và con trai N vẫn mạnh khỏe và mua bán bình thường. Chị N có phải bồi thường thiệt hại kinh tế cho 2 bác tôi không?

    6) Công an buộc bác tôi nhận "quơ gạch" bằng với "chọi gạch" là đúng hay không? tại sao trong biên bản họ ghi bác tôi chỉ bị chồng N tấn công (do chỉ có chồng N đánh trúng bụng làm bác nhập viện)?

    Vô cùng biết ơn quý luật sư đã giúp đỡ tư vấn cho gia đình chúng tôi. Mong sớm nhận được hồi âm của quý luật sư.

    Thân chào.

    Cập nhật bởi KhacDuy25 ngày 21/06/2013 05:45:26 SA sửa tiêu đề
     
    7171 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #270526   20/06/2013
    Được đánh dấu trả lời

    sonluatk07
    sonluatk07
    Top 500
    Male
    Chồi

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:31/07/2012
    Tổng số bài viết (215)
    Số điểm: 1548
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 96 lần


    Chào  

    Tôi xin đồng cảm với vụ việc xảy ra của gia đình Bác của bạn. Những nội dung bạn cần hỏi tôi xin tóm gọn lại là giải đáp như sau:

    Theo lời kể của bạn hành vi của Bác trai bạn là "Cầm gạch quơ ngang và hất tung 3 người ra rồi bỏ chạy" là phòng vệ chính đáng. 

    Phòng vệ chính đáng được hiểu là sự chống trả tích cực của người phòng vệ; được thể hiện ngăn chặn một cách cương quyết ở sự phản công nhất định nào đó đối với kẻ thực hiện hành vi xâm phạm các lợi ích được pháp luật bảo vệ. Một mình Bác trai của bạn bỏ chạy và cả gia đình N (3 người) cùng tấn công Bác trai bạn. Hành vi quơ gạch thoát thân "bác tôi cho rằng do trời tối, mắt mờ và bị đánh tới tấp" vì vậy đó có thể xem xét là hành vi phòng vệ chính đáng.

    iều 15. Phòng vệ chính đáng 

    ...Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

    Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm...."

    Đối với trường hợp nhiều người tấn công một người (đặc biệt người lớn tuổi) đương nhiên là hành vi có lỗi.

    Tuy nhiên, để xác định hai bên có phạm tội hay không! Thì Bác của bạn phải giám định thương tật để xem xét mức độ hậu quả gây ra, căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự.

    Điều 104 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định:

    "Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

    1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
      a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
      b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
      c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
      d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
      đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
      e) Có tổ chức;
      g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
      h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
      i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
      k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
    2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
    3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người, hoặc từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
    4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.

    Bác của bạn cần phải cung cấp để đủ chứng cứ cho cơ quan điều tra để xác định lại một cách khách quan của vụ việc xảy ra để xác định mức độ lỗi của các bên.

    Thân chào bạn!

    Cập nhật bởi sonluatk07 ngày 20/06/2013 05:39:00 CH Cập nhật bởi sonluatk07 ngày 20/06/2013 05:37:03 CH

    Sống là động nhưng lòng luôn bất động, tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn sonluatk07 vì bài viết hữu ích
    cuonglongttttt (20/06/2013)
  • #270575   20/06/2013

    cuonglongttttt
    cuonglongttttt

    Male
    Sơ sinh

    Sóc Trăng, Việt Nam
    Tham gia:20/06/2013
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    -Rất cám ơn anh sonluatk07 đã quan tâm và giúp đỡ gia đình chúng tôi. Nếu có thể, anh có thể cho gia đình tôi biết trường hợp phòng vệ chính đáng của bác tôi nhưng gây thương tích cho chị N thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? vì tôi thấy điều khoản ghi là "cố ý gây thương tích" cùng với mức độ thương tật kèm theo thì bị truy tố. Gia đình tôi nghĩ dù là lỗi bên nào thì đã gây thương tích cũng có phần trách nhiệm nhưng không biết luật có qui định mức độ bồi thường cho chị N như trong trường hợp trên là như thế nào không?

    - Theo anh thì yếu tố nhiều người cùng đánh 1 người lớn tuổi là sai, vậy tại sao khi lấy lời khai, điều tra viên không nhắc tới những yếu tố như trên, cũng như yếu tố ai là người đánh trước? vị trí xảy ra đánh nhau? mà chỉ nhấn mạnh "bác tôi đánh trúng chị N gây chấn thương đầu thì phải bồi thường".

    - Nếu gia đình chúng tôi không đồng ý với kết quả xét xử của công an huyện thì phải làm sao? khiếu nại ở đâu?

    Cám ơn anh và mọi người đã quan tâm giúp đỡ!

     
    Báo quản trị |  
  • #270624   21/06/2013

    sonluatk07
    sonluatk07
    Top 500
    Male
    Chồi

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:31/07/2012
    Tổng số bài viết (215)
    Số điểm: 1548
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 96 lần


    Chào cuonglongttttt 

    "Điều 15. Phòng vệ chính đáng 

    1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

    Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

    2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

    Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự."

    Theo lời kể của bạn 3 người trẻ đuổi theo đánh 1 người lớn tuổi đang bỏ chạy với tình trạng nêu trên và Bác bạn nhằm chống trả cần thiết vì có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của mình, chiếu theo điều Luật trên hành vi của Bác bạn sẽ nằm trong trường hợp phòng vệ chính đáng và vì thế Bác của bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu những hành vi này gây ra hậu quả không đến mức nghiêm trọng thì hai bên xem xét thỏa thuận về việc bồi thường cho nhau. Theo lời kể của bạn: "khi lấy lời khai, điều tra viên không nhắc tới những yếu tố như trên, cũng như yếu tố ai là người đánh trước? vị trí xảy ra đánh nhau? mà chỉ nhấn mạnh "bác tôi đánh trúng chị N gây chấn thương đầu thì phải bồi thường" Trường hợp này có thể do sự sơ xuất hoặc vấn đề nghiệp vụ điều tra của Điều tra viên. Bác của bạn nên tường trình thêm trong lúc lấy lời khai để cơ quan điều tra xem xét.  Theo bạn nói: "Nếu gia đình chúng tôi không đồng ý với kết quả xét xử của công an huyện thì phải làm sao? khiếu nại ở đâu?. Trường hợp này nếu không đồng ý với kết quả xét xử của Công an huyện thì bác của bạn có thể viết bản tường trình ghi rõ đầy đủ chi tiết vụ việc đến cấp trên trực tiếp giải quyết.

    ​Thân Chào bạn!

    Cập nhật bởi sonluatk07 ngày 21/06/2013 07:26:37 SA

    Sống là động nhưng lòng luôn bất động, tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến.

     
    Báo quản trị |